Khoảng trống sau một vụ trộm chó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phiên tòa xét xử vụ giết người mà nạn nhân là 'cẩu tặc' tại TP.Đà Nẵng trung tuần tháng 3 vừa qua để lại nhiều suy ngẫm khi nhiều người trong làng kéo đến tòa án ủng hộ bị cáo và dồn sự phẫn nộ về… nạn nhân.

 

Bị cáo Mạnh, Vũ trước tòa. Hiếm có vụ án nào mà bị cáo lại được người dự khán “ủng hộ” như vậy ẢNH: NGUYỄN TÚ
Bị cáo Mạnh, Vũ trước tòa. Hiếm có vụ án nào mà bị cáo lại được người dự khán “ủng hộ” như vậy ẢNH: NGUYỄN TÚ



Vụ án có thể tóm tắt như sau: Đêm 24.12.2019, khi Lê Bá Mạnh (29 tuổi) rủ nhóm bạn, trong đó có Trần Đình Vũ (21 tuổi) nhậu tại nhà thì phát hiện H.N.T (36 tuổi, cùng ngụ TX.Điện Bàn, Quảng Nam) và đồng bọn tên T. (chưa rõ lai lịch) đập chó của Mạnh ngay đầu cổng.

Mạnh, Vũ lấy đao, phóng xe truy đuổi, T. chạy thoát, H.N.T bị chém nứt sọ, xuất huyết não, đứt gân tay, thương tích 44%. TAND TP.Đà Nẵng tuyên phạt Mạnh, Vũ tội giết người với lần lượt 5 và 4 năm tù. Đối với H.N.T, có dấu hiệu che giấu đồng bọn, TAND TP.Đà Nẵng đề nghị Công an TX.Điện Bàn tiếp tục mở rộng điều tra hành vi trộm cắp của người này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Nhưng như vậy vẫn chưa khiến dân làng nguôi giận. Ngay sau phiên tòa, đông đảo dân làng chờ phía trước tòa đã chạy theo xe dẫn giải, gửi lời động viên bị cáo cải tạo tốt để về với xóm làng, đồng thời bao vây đòi cho “cẩu tặc” H.N.T một trận nhớ đời.

Hành vi xâm hại sức khỏe, có nguy cơ tước đi tính mạng H.N.T của hai bị cáo cần bị pháp luật xét xử công minh. Nhưng chứng kiến cả làng ủng hộ Mạnh, Vũ và đòi thay pháp luật trừng trị bị hại, cho thấy pháp luật còn có những khoảng trống.

Không chỉ vụ việc trên, trên toàn quốc vừa qua cũng thường xuyên xảy ra những vụ mà khổ chủ hoặc dân làng phải tự ra tay trừng trị “cẩu tặc”, với cùng nguyên nhân là họ quá bức xúc trong khi cơ quan pháp luật giải quyết không làm họ thỏa mãn.

Thực tế phát sinh này cần các cơ quan lập pháp nghiên cứu và xem xét như một nguồn luật để tham khảo, sửa đổi, đưa ra những quy phạm pháp luật, tránh lối hành xử theo kiểu cảm tính hại người, hại mình.

 

Theo NGUYỄN TÚ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.