Khoảng trống lao động quá lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vừa khởi động lại các hoạt động sản xuất đã gặp ngay một bài toán nan giải: thiếu lao động. Nếu bài toán này chậm giải quyết thì việc phục hồi sản xuất sẽ gặp nhiều thách thức.

Vấn đề này đã được các chuyên gia kinh tế nhìn thấy từ đầu năm 2021, khi những cảnh báo về dịch Covid-19 có thể xâm nhập các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung.

Hầu hết lao động ở khu vực này là người nhập cư. Chỉ cần dừng sản xuất một thời gian ngắn, doanh nghiệp không duy trì được thu nhập cho người lao động thì họ sẽ trở về quê để giảm khó khăn, không phải thâm lạm vào tiền tích lũy vốn rất còm cõi. Họ cũng không có nhiều vướng bận nơi đô thị, không bị ràng buộc trách nhiệm và hơn thế, không có lợi ích thiết thân với doanh nghiệp.

Về quê là giải pháp đơn giản nhất và cũng hợp lý nhất đối với người lao động trong lúc rất khó khăn này. Cả trăm ngàn lao động đã trở về từ đợt trước và nay vẫn tiếp tục. Họ đã để lại sau lưng một khoảng trống quá lớn không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Chỉ còn vài tháng nữa sẽ đến Tết nguyên đán, các doanh nghiệp cũng không hy vọng quá nhiều là công nhân sẽ sớm trở lại.

Nguyên nhân khách quan đã khá rõ ràng là do dịch bệnh tác động toàn diện làm cuộc sống khó khăn, kinh tế chững lại, doanh nghiệp cũng lao đao. Còn nguyên nhân chủ quan thì ít có doanh nghiệp nào chịu thừa nhận rằng phân chia lợi ích chưa sòng phẳng. Doanh nghiệp đặt ưu tiên cho người trực tiếp sản suất tới đâu? Ngoài tiền lương vốn dĩ không cao thì người lao động được chăm lo phúc lợi thế nào?... Tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào "lòng tốt" của doanh nghiệp.


 

 Chăm lo cho người lao động tại Công ty Thủy hải sản Sài Gòn - Ảnh: Hồng Đào
Chăm lo cho người lao động tại Công ty Thủy hải sản Sài Gòn. Ảnh: Hồng Đào


Mối ràng buộc lớn nhất giữa người lao động và phần lớn doanh nghiệp hiện nay chỉ là hợp đồng lao động. Lợi ích lớn nhất của người lao động là tiền lương hằng tháng. Khi lợi ích này không thỏa mãn, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và có tích lũy thì người lao động tìm sinh kế khác. Đây là vấn đề thực tế của số đông doanh nghiệp nên muốn giải quyết cũng phải nhìn vào đây.

Tuy vậy, có không ít ông chủ đã xem người lao động là phần quan trọng, thậm chí mang tính sống còn của doanh nghiệp. Họ liên tục thúc đẩy hiệu quả lao động bằng các chính sách tiền lương thực chất. Chia sẻ lợi nhuận để người lao động tin tưởng vào doanh nghiệp và xem đây là cộng đồng lợi ích. Thậm chí có doanh nghiệp ưu tiên, tạo điều kiện để công nhân có được cổ phần của công ty. Từ mối quan hệ chủ - thợ đã trở thành quan hệ đối tác: lãi nhiều thì lợi ích nhiều, khó khăn phải cùng gánh.

Giải bài toán ổn định nguồn lao động ở tầm quốc gia thì quá sức của doanh nghiệp mà chủ đạo vẫn là các chính sách pháp luật từ nhà nước. Trước hết phải cải cách chế độ tiền lương để người lao động không bị bất lợi khi thỏa thuận hợp đồng luôn phải dựa trên mức lương tối thiểu. Quy định về các nguồn quỹ phúc lợi phải được thực chất hóa; chính sách bảo hiểm phải đủ mạnh để người lao động sống được khi không còn làm việc...

Xa hơn nữa là phải thoát được mô hình kinh tế dựa vào nhân công giá rẻ.

Theo Hồ Phi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.