Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

duongsatcaotoc.jpg
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Không thể chần chừ được nữa đối với Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Trung ương, Bộ Chính trị và Quốc hội đã nhiều lần thảo luận và đồng thuận cao về dự án quan trọng này.

Theo đó, dự án được triển khai xây dựng từ năm 2027 và sẽ hoàn thành vào năm 2035. Theo thiết kế, đây là tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ 350 km/h. Tổng vốn đầu tư dự kiến 67 tỷ USD.

Để dự án được triển khai đúng kế hoạch, các chuyên gia cho rằng, sẽ có một số cơ chế, chính sách đặc thù được áp dụng. Trước tiên là bố trí nguồn vốn cho công tác chuẩn bị như: đào tạo nhân lực, dịch vụ tư vấn, bồi thường, giải phóng mặt bằng, truyền thông… ngay sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Vì thời cơ đã thực sự chín muồi, cần triển khai để tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Không giống như đường bộ cao tốc, Nhà nước chỉ lo chủ yếu là đầu tư hạ tầng cầu đường, đường sắt tốc độ cao là dự án mới, phải đầu tư đồng bộ từ hạ tầng cầu, đường đến nhân lực quản lý, vận hành với những tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ hết sức nghiêm ngặt. Bởi lẽ, ai cũng biết, với tốc độ 350 km/h, nếu “sai một ly” có thể sẽ “đi cả đoàn tàu”!

Vì thế, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án này được Bộ Giao thông-Vận tải xác định là phải làm ngay. Nguồn nhân lực cho dự án có thể chia thành 4 khối có nhu cầu phát sinh lớn gồm: nhân lực quản lý dự án; tư vấn; thầu xây dựng và khai thác vận hành, với ít nhất khoảng 14 ngàn người.

Dựa trên tiến độ của từng giai đoạn, việc đào tạo, cung ứng nhân lực cho dự án sẽ được linh động cung ứng hợp lý. Nhất là giai đoạn cao điểm 2028-2032, khi triển khai đồng thời cả 3 đoạn tuyến của dự án, số lượng nhân lực ở tất cả các khâu: tư vấn, xây dựng, khai thác, vận hành có lúc cần từ 180 đến 240 ngàn người.

Nhu cầu nhân lực vận hành, khai thác dự án phụ thuộc rất lớn vào quy trình, công nghệ và công suất khai thác của con tàu. Nghiên cứu tiền khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và Đề án tái cơ cấu đường sắt Việt Nam đã xây dựng vị trí việc làm, dự kiến nhân lực vận hành, khai thác cho 2 đoạn tuyến Hà Nội-Vinh và TP. Hồ Chí Minh-Nha Trang năm 2032-2033 là gần 6 ngàn lao động; đoạn tuyến Vinh-Nha Trang năm 2035-2036 là gần 8 ngàn lao động. Như vậy, đến năm 2035, cần hoàn thành đào tạo gần 14 ngàn nhân sự vận hành, khai thác toàn tuyến.

Hiện cả nước có 3 trường đại học đào tạo các ngành liên quan đến vận hành, khai thác đường sắt là Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Giao thông TP. Hồ Chí Minh và Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên, dù là có bề dày trong việc đào tạo cho ngành đường sắt như Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, với các ngành gồm: Cầu đường sắt, Đường sắt metro, Đầu máy toa xe, Khai thác vận tải đường sắt; ngoài ra còn các ngành liên quan như Công nghệ thông tin, Cơ điện tử... thì cũng phải thừa nhận một thực tế rằng các ngành học của đường sắt thuộc khối kỹ thuật chưa tạo được sức hấp dẫn với người học.

Đây cũng là nhóm ngành có điểm chuẩn thuộc diện thấp nhất của trường và rất khó khăn trong tuyển sinh. Tổng chỉ tiêu các ngành chỉ khoảng 200 nhưng hàng năm vẫn không tuyển đủ.

Vì vậy, cần kết hợp nhiều loại hình đào tạo: trong nước, nước ngoài, kết hợp trong nước và nước ngoài cho cả 4 cấp đào tạo: công nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ.

Ngoài các trường đại học trong nước, cần phải đẩy mạnh việc liên kết đào tạo với nước ngoài; cử giảng viên, tu nghiệp sinh đi học tập, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong việc đào tạo nhân lực xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác loại hình giao thông đặc biệt này như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là điều hết sức cần thiết.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của nước ta rất lớn, gồm 25 tuyến, tổng chiều dài 6.354 km. Trong đó, 7 tuyến đường sắt hiện hữu và 18 tuyến mới.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là 1 trong 3 tuyến rất quan trọng nằm dọc theo hành lang kinh tế Bắc-Nam cần phải đầu tư, nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Huy động hơn 5 tỷ USD/năm để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là việc vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Nhưng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khai thác, vận hành dự án để tạo “cú hích” cho nền kinh tế trong tương lai cũng hết sức quan trọng, cần phải được tính toán kỹ lưỡng và đảm bảo thực thi.

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.

Kỳ vọng sớm có ngành công nghiệp golf

Kỳ vọng sớm có ngành công nghiệp golf

Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Golf Việt Nam - Nha Trang 2024 “Trăm năm Golf Việt” được Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức tại Khánh Hòa từ ngày 27-11, Hội thảo chuyên đề Phát triển bền vững ngành công nghiệp golf Việt dự kiến sẽ diễn ra.

Thiên chức nghề giáo

Thiên chức nghề giáo

Trong truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt, nghề giáo được xem là một thiên chức vì người thầy không đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn định hình tương lai của học trò. Đó là lý lẽ của nhiều ẩn dụ sâu sắc tôn vinh thiên chức nghề giáo.

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.