Kỳ vọng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cả nước đang quan tâm đến thông tin Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sắp được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 tới đây.

Với quy mô siêu lớn và trình độ công nghệ tiên tiến, dự án được kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá cho nền kinh tế đất nước. Tầm vóc, ý nghĩa đã rõ, vấn đề là với nguồn vốn dự kiến 67 tỷ USD, liệu chúng ta có tự chủ được nguồn lực để tránh những hệ lụy khi phải phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài.

1tuyenduongsat-4725-2022.jpg
Ảnh minh họa (bằng ứng dụng AI Chat GPT)

Điều đầu tiên cần được khẳng định là quan điểm nhất quán của Bộ Chính trị, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Với tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 67 tỷ USD, thời gian bố trí vốn trong khoảng 12 năm, bình quân khoảng 5,6 tỷ USD/năm.

Bởi lẽ, nói như Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Danh Huy: “Chúng ta xác định đầu tư công, từ nguồn vốn trong nước và tùy theo khả năng cân đối, Chính phủ có thể vay trong nước, vay nước ngoài. Nhưng Bộ Chính trị và Trung ương quyết định chỉ vay nước ngoài khi được ưu đãi và ít ràng buộc. Đồng thời, điều kiện lớn nhất là phải chuyển giao công nghệ và đánh giá trên nhiều yếu tố khác”.

Nói vậy để thấy rằng, cực chẳng đã, chúng ta mới phải vay. Vì đã vay thì ít nhiều gì cũng sẽ bị phụ thuộc. Tự chủ, tự cường không chỉ là tinh thần, là ý chí, mà căn bản là thực lực của nền kinh tế cho phép chúng ta làm điều đó.

Vấn đề vốn cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam đã từng được Quốc hội khóa XII đặt ra từ năm 2010. Khi đó, tổng mức đầu tư được tính toán là 56 tỷ USD, quy mô nền kinh tế chỉ 147 tỷ USD, trong khi nợ công chiếm 54,3% GDP. Nay, nguồn vốn đã lên hơn 67 tỷ USD, nhưng quy mô nền kinh tế đã khác rất nhiều.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao vì GDP năm 2023 đã đạt khoảng 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công xuống ở mức thấp, chỉ khoảng 37% GDP; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 hơn 4.280 USD và ước đạt khoảng 7.500 USD vào năm 2030. Dự kiến thời điểm bắt tay xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao vào năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ lên đến khoảng 564 tỷ USD.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam được nghiên cứu đề xuất với tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tổng chiều dài khoảng 1.541 km, quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm.

Dự án dự kiến khởi công vào cuối năm 2027, hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035. Tuyến đường bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh.

Dự án sẽ kết nối trực tiếp 2 đô thị đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người; 17 đô thị loại I có quy mô dân số từ 500.000 người trở lên. Trên toàn tuyến sẽ được bố trí 23 ga khách với cự ly trung bình 50-70 km/ga, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa, phục vụ tốt hậu cần quốc phòng khi có nhu cầu.

Quá trình xây dựng và vận hành sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu.

Dự án được kỳ vọng là cơ hội nâng cao năng lực của cả nền kinh tế Việt Nam từ sản xuất vật liệu đến chế tạo cơ khí, xây dựng hạ tầng, điện, công nghệ số... Bởi làm đường sắt tốc độ cao không chỉ là xây dựng cầu, đường, hầm mà còn có sự tham gia của công nghệ số, robot, trí tuệ nhân tạo trong quá trình thi công và vận hành khai thác sau này. Mặt khác, khi tự chủ nguồn vốn, chúng ta sẽ có vị thế trong việc thu hút các quốc gia đang làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao, giúp chúng ta có cơ hội được chủ động lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất cho công trình.

Hiện 85% dân số và 90% GDP được tạo ra ở 2 vùng kinh tế trọng điểm Nam-Bắc cách nhau 1.500 km. Vì vậy, tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ là động lực then chốt, giúp vận chuyển, điều phối nguồn nhân lực và hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả giữa 2 cực kinh tế trọng điểm…

Với tốc độ thiết kế 350 km/giờ, thời gian di chuyển từ Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh chỉ hơn 5 giờ, giúp tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách với giá trị khoảng 2 tỷ USD. Chi phí đi lại của xã hội cũng được giảm đáng kể, ước tính khoảng 6,5 tỷ USD vào năm 2050.

Từ kinh nghiệm các quốc gia đi trước, các chuyên gia nhận định, tuyến đường sắt cao tốc khi đi vào khai thác, sẽ tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước bứt phá, giúp GDP của Việt Nam tăng gần 1% mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.