Giảm lãi vay chưa đủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Cụ thể, lãi suất 3,2% mỗi năm được áp dụng cho các khoản vay từ Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM. Thời gian cho vay tối đa 20 năm, được thế chấp bằng chính căn nhà dự kiến mua. Người vay phải trả trước tối thiểu 30% giá trị nhà và chứng minh nguồn thu nhập ổn định để trả nợ.

Trước đó, lãi vay từ quỹ này là 4,7%/năm, cũng là mức "trong mơ" so với mặt bằng lãi suất cho vay bất động sản (BĐS) nói chung trên thị trường hiện nay. Vì thế việc giảm lãi vay xuống 3,2%/năm cho thấy sự thấu hiểu của TP với cán bộ hưởng lương ngân sách trên địa bàn. Bởi thực tế, gánh nặng lãi suất vẫn là cản ngại cho nhiều người khi tính toán mua nhà, nhất là trong bối cảnh khó khăn mấy năm trở lại đây.

Thế nhưng, lãi vay cũng chỉ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của người dân nói chung và cán bộ hưởng lương ngân sách nói riêng của TP. Còn những vấn đề quan trọng hơn là giá nhà, dự án, thủ tục vay, pháp lý sổ đỏ cho người dân sau khi mua... nếu không được giải quyết đồng bộ, thấu đáo thì rất khó. Bởi chúng ta đều biết, giá BĐS đã và đang tăng rất mạnh trong mấy năm gần đây do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu rất cao. Tại TP.HCM mỗi năm chỉ có vài dự án được khởi công, trong khi dự án dở dang lên đến hàng trăm. Mà dang dở nghĩa là khách hàng đã trả tiền, một phần hoặc toàn bộ nhưng không có chỗ ở. Rồi hàng loạt dự án đã giao nhà, giao đất cho người dân nhưng lại không được cấp sổ đỏ, khiến quyền lợi chính đáng của họ về tài sản bị treo...

Những điều này khiến thị trường BĐS rơi vào nghịch lý, giao dịch càng ít thì giá nhà càng cao. Đặc biệt ở thời điểm hiện nay, khi bảng giá đất TP.HCM mới ban hành với mức tăng mạnh thì giá BĐS trên thị trường đã thiết lập một mặt bằng cao hơn mức cũ rất nhiều. Giảm lãi vay trong bối cảnh đó không giải quyết được vấn đề tài chính để an cư của người dân. Lãi vay giảm xuống nhưng giá nhà tăng lên; lãi vay giảm nhưng không có dự án phù hợp với thu nhập để mua...

Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là tháo gỡ pháp lý, đẩy nhanh các dự án, tăng nguồn cung, từ đó kéo giảm giá nhà xuống gần với tầm tay của người dân nói chung. Bên cạnh đó, thủ tục vay cũng phải rõ ràng, minh bạch và hợp lý để các đối tượng được vay tiếp cận thuận lợi. Thực tế đã chứng minh, nhiều gói ưu đãi từ trung ương tới địa phương không triển khai được vì thủ tục quá rắc rối, thậm chí còn ràng buộc nhiều điều kiện vô lý. Kiểu ưu đãi cho vay vì khó khăn nhưng lại yêu cầu chứng minh kinh doanh có lợi nhuận... Ngang với đánh đố.

Trở lại với gói vay ưu đãi 3,2%/năm, tất nhiên phải thừa nhận, đây là mức lãi vay hết sức lý tưởng để cán bộ hưởng lương ngân sách trên địa bàn TP tính toán một chỗ an cư. Quan trọng hơn như nói trên, nó thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ của chính quyền với đội ngũ cán bộ đang cống hiến tâm sức cho sự phát triển của TP.

Trong bối cảnh khó khăn kéo dài nhiều năm hiện nay, thu nhập nói chung của người dân giảm sút trong khi chi phí đời sống tăng cao, những người chưa có nhà còn gánh thêm tiền thuê hằng tháng, đời sống càng trở nên chật vật. Nếu lãi vay giảm, các dự án nhà ở xã hội, căn hộ phân khúc bình dân được triển khai mạnh mẽ, sổ đỏ được cấp, các dự án tắc được khơi thông, thị trường được điều tiết... sẽ giúp cho họ thuận lợi hơn trong việc có một chỗ an cư, để an tâm cống hiến nhiều hơn.

Lãi vay giảm, khi đó mới thực sự hiệu quả.

Theo Nguyên Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...