Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Bởi theo đúng quy trình, việc sửa đổi một cách toàn diện để thay thế luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 5.2026. Nghĩa là người nộp thuế sẽ phải gánh mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) lạc hậu thêm khoảng 2 năm nữa. Cũng cần phải nhắc thêm là họ đã chịu sự lạc hậu này liên tục mấy năm nay chứ không phải đến giờ ngưỡng thuế mới trở nên lỗi thời. Còn lỗi thời, lạc hậu như thế nào, hãy thử nhìn lại những bất cập đã được các đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế cũng như người nộp thuế lên tiếng nhiều lần để thấy rõ hơn.

Đầu tiên là mức GTGC với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng/người... Một khoản tiền mà tính cách nào cũng không đủ nuôi một đứa trẻ ăn học ở thành phố hay cha hoặc mẹ già với chi phí y tế còn lớn hơn cả chi phí thiết yếu. Đáng nói, trong khi quy định mức GTGC cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/người (đã bị coi là lạc hậu) thì luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) còn có quy định tréo ngoe là người có thu nhập 1 triệu đồng/tháng thì không được tính là người phụ thuộc. Nghĩa là người phụ thuộc được nuôi bằng 4,4 triệu đồng/tháng còn người có thu nhập 1 triệu đồng lại không được tính là người phụ thuộc... hay nói đơn giản là buộc phải sống với thu nhập 1 triệu đồng/tháng. Hay thuế TNCN với bất động sản, chứng khoán... thì cứ tự động có giao dịch là trừ luôn 2% với bất động sản và 0,1% với chứng khoán, không cần biết lời hay lỗ. Thuế vô tình nên người đóng thuế tìm mọi cách để né, chẳng hạn như khai thấp giá trị sang nhượng bất động sản. Từ đó đẩy người dân vào rủi ro trốn thuế...

Đó chỉ là một vài ví dụ trực diện nhất về sự lạc hậu của luật Thuế TNCN hiện hành. Còn thuế TNCN với người nộp thuế, thuế với tiểu thương, thuế với thu nhập vãng lai... đều thụt lùi so với diễn biến thực tế cuộc sống. Không chỉ thiệt thòi cho người nộp thuế, ngưỡng thuế lạc hậu còn ảnh hưởng đến cả người lao động muốn thuê, mua nhà ở xã hội bởi theo quy định, điều kiện để được mua nhà ở xã hội là không đóng thuế TNCN... Tất cả những bất cập này đều đã được phân tích cụ thể, khoa học, có so sánh với mức lương cơ bản, với mặt bằng giá cả, với sự gia tăng như vũ bão của giá hàng hóa thiết yếu trong mấy năm vừa qua, nhất là sau đại dịch Covid-19. Đó là chưa kể đến bức tranh kinh tế khó khăn kéo dài mấy năm liên tiếp khiến nhiều gia đình phải gánh thêm người thất nghiệp, người bán thất nghiệp, người bệnh...

Đặt sự lạc hậu của luật Thuế TNCN hiện hành trong bối cảnh đó mới thấy hết sự sốt ruột của người làm công ăn lương, đối tượng chiếm 70% trong cơ cấu thuế. Đặt sự im lặng "bền bỉ" của luật Thuế TNCN bên cạnh sự sẻ chia của thuế VAT, thuế TNDN, thuế môi trường với xăng... ở nhiều thời điểm mới thấy hết sự thiệt thòi của người đóng thuế.

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là kết thúc năm tài chính 2024, khó khăn vẫn còn, sức mua vẫn yếu, Chính phủ đang kêu gọi ngân hàng giảm lãi vay, các tỉnh, thành đang ra sức khuyến mãi, kích cầu. Trong bối cảnh đó, sửa đổi toàn diện và sớm nhất có thể luật Thuế TNCN để chia sẻ với người nộp thuế, để động viên người làm công ăn lương, để đồng hành với họ vượt qua giai đoạn khó khăn, bước vào kỷ nguyên mới chính là lúc này, chứ không phải chờ thêm 2 năm nữa.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.