Tạo xung lực mới cho phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Việt Nam đã và đang tiến hành 3 chương trình tổng thể cải cách hành chính, theo 3 giai đoạn 2001-2010, 2011-2020 và 2021-2030. Nhưng, như nhiều kết luận được đưa ra sau các hội nghị tổng kết từng giai đoạn thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo; hiệu lực, hiệu quả khi thực thi chính sách chưa cao. Một trong những nguyên nhân khiến kết quả đạt được chưa như kỳ vọng là do một số biện pháp thực hiện trước đây chưa phù hợp; có lúc có nơi thực hiện cải cách vẫn vụn vặt, chắp vá.

Bộ máy tổ chức hành chính của Việt Nam rất khác so với nhiều nước, nên nếu áp dụng cứng nhắc mô hình tổ chức của các nước sẽ không phù hợp. Hệ thống hành chính được tổ chức, phân cấp theo địa bàn lãnh thổ từ Trung ương đến địa phương, cũng có nghĩa là trong cấu trúc ấy có sự “chồng lấn” nhau khi có những cơ quan có cùng chức năng. Điều đó khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ có thể bị chồng lấn, thậm chí triệt tiêu hiệu quả lẫn nhau.

Ngân sách nhà nước đang chi thường xuyên quá nhiều cho bộ máy hành chính, lên đến 70% tổng chi ngân sách. Nên, việc cải cách bộ máy hành chính hiện nay là nhiệm vụ rất cấp bách, mang tính toàn diện, xuyên suốt và triệt để, ở cả hệ thống Đảng, hệ thống Nhà nước, hệ thống MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Cải cách cũng cần thực hiện ở cả phần “mềm” và phần “cứng”. Phần “mềm” ở đây là tư duy cải cách, là quyết tâm chính trị và khoa học lãnh đạo. Phần “cứng” là tinh gọn lại bộ máy, để vừa tránh cồng kềnh, chồng chéo, vừa để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Cải cách phải được tiến hành với cách làm khoa học là “cải cách từ trên xuống dưới”.

Cải cách hành chính, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị hướng đến mục tiêu “nhà nước nhỏ, xã hội lớn” là xu thế chung ở các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thể chế phải cấu trúc lại các mối quan hệ trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị cho phù hợp với sự vận động. Xã hội vận hành theo Hiến pháp và pháp luật, vì vậy phải phân định rõ Nhà nước làm gì và người dân làm gì. Đảng lãnh đạo toàn diện, nên phải minh định rõ: Đảng lãnh đạo Nhà nước chứ không làm thay Nhà nước, Quốc hội không làm việc của Chính phủ, Chính phủ không làm các công việc thuộc về đoàn thể. Tổng Bí thư Tô Lâm từng nói cán bộ trong hệ thống chính trị cần phải “đúng vai, thuộc bài”, là như thế.

Cuối cùng, cải cách bộ máy hành chính hiện nay gắn với xu thế thời đại, đó là cách mạng công nghiệp 4.0, là nền kinh tế số, số hóa bộ máy để nâng cao hiệu suất, tiết giảm nhân lực và chi phí. Vì vậy, lần này Đảng tiếp tục đặt ra vấn đề cải cách thể chế, cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy chính quyền một cách thực chất hơn, quyết liệt hơn. Làm được điều này sẽ tạo ra xung lực mới cho phát triển.

Theo GS-TSKH PHAN XUÂN SƠN - Nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Thiên chức nghề giáo

Thiên chức nghề giáo

Trong truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt, nghề giáo được xem là một thiên chức vì người thầy không đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn định hình tương lai của học trò. Đó là lý lẽ của nhiều ẩn dụ sâu sắc tôn vinh thiên chức nghề giáo.

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.