Sớm quản lý 'tiền ảo'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, thị trường 'tiền ảo' (tiền mã hóa, tiền điện tử…) đã dậy sóng và tăng đột biến.

Điển hình, Bitcoin từ mức chưa đến 70.000 USD/coin vào ngày 5.11 đã gần cán mức 100.000 USD/coin, tăng gần 50% chỉ trong vòng 2 tuần.

Mức tăng như vậy khiến giới đầu tư "lên đồng". Và những kỳ vọng giá "tiền ảo" sẽ còn lên nữa vì nhận được sự ủng hộ từ chính quyền sắp tới của ông Trump, nên nhiều người hào hứng sẵn sàng "xuống tiền" vào loại hình đầu tư này.

Đến nay, chưa có một thống kê chính thức và xác tín nào về số tiền mà người VN đầu tư vào "tiền ảo". Tại một sự kiện về blockchain hồi tháng 6 ở TP.HCM, một báo cáo trích dẫn số liệu từ công ty tư vấn tại Mỹ cho rằng dòng "tiền ảo" vào VN đã lên đến 120 tỉ USD. Tất nhiên, tính chính xác của con số này cần được kiểm chứng, nhưng có lẽ qua những biểu hiện thực tế thì số tiền từ VN đầu tư vào "tiền ảo" là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, như Thanh Niên phản ánh mới đây, các sàn giao dịch "tiền ảo" đang "trỗi dậy" giữa bối cảnh thị trường chứng khoán đang lắng xuống. Với những gì đang diễn ra, danh mục đầu tư này còn có thể tăng nhanh trong thời gian tới.

Trong khi đó, nếu như nhiều quốc gia đã ban hành luật để quản lý, thì VN đến nay vẫn chưa công nhận "tiền ảo" nên thực tế thị trường này tồn tại mà gần như không bị quản lý, tiền đầu tư vẫn chảy vào. Thực tế vừa nêu dẫn đến nhiều rủi ro không chỉ cho người dân tham gia đầu tư mà cả nền kinh tế. Với người đầu tư "tiền ảo" thì xem như không được pháp luật bảo vệ dù "tiền ảo" ngày càng trở nên phổ biến.

Còn ở tầm vĩ mô của nền kinh tế, nếu không kiểm soát hiệu quả, "tiền ảo" có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Thứ nhất là khoản thu ngân sách dựa trên thuế thu nhập đối với nguồn lãi từ kinh doanh, đầu tư "tiền ảo". Thứ hai, việc người dân đầu tư vào "tiền ảo" thì tất nhiên sẽ làm giảm bớt nguồn đầu tư khác cho nền kinh tế. Trong khi theo xu hướng chung của thế giới cũng như điều kiện công nghệ ngày nay, việc cấm đầu tư "tiền ảo" lại gần như không thể thực thi. Chính vì thế, nếu không kiểm soát hiệu quả nguồn tài chính đầu tư vào "tiền ảo" sẽ dẫn đến nhiều hệ quả cho nền kinh tế.

Không những vậy, giữa bối cảnh thị trường "tiền ảo" bùng nổ, nhiều chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới cũng như các công ty tư vấn đầu tư đã cảnh báo về nguy cơ "bong bóng" của loại hình này. Nếu nguy cơ vừa nêu trở thành sự thật kết hợp cùng nguồn tiền lớn từ VN đầu tư vào mà cơ quan không thể kiểm soát, thì hậu quả tác động có thể rất khó lường. Những nguy cơ vừa nêu hoàn toàn hiện hữu!

Tại phiên họp Quốc hội ngày 23.11, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Thành Long trình Quốc hội về luật Công nghiệp công nghệ số, với đề xuất luật hóa quy định về tài sản số, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn. Đây có thể là cơ sở quan trọng để quản lý "tiền ảo". Vì thế, trước những lý do cấp bách trên, chúng ta cần sớm hoàn thiện luật này và các quy định liên quan nhanh nhất có thể.

Theo Ngô Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Lằn ranh đỏ với các idol

Lằn ranh đỏ với các idol

Vụ bắt tạm giam, khởi tố điều tra Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục liên quan đến sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng mới đây cho thấy chính quyền sẵn sàng can thiệp mạnh tay để chấn chỉnh việc lợi dụng không gian mạng xã hội để thao túng tâm lý và gây hại cho cộng đồng.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.