'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Vì chắc chắn sẽ không cấm được. Nguồn lực nào để có thể canh giữ học trò từng phút từng giây để đảm bảo các em không động đến ChatGPT trong khi điện thoại thông minh luôn sẵn trong tay các em và sóng kết nối internet thì dường như luôn hiện diện trong bầu khí quyển?

Nhà trường lúng túng, thầy cô lúng túng cũng phải thôi. Mới ngày nào, thầy cô còn cảm thấy tự tin vì những gì mình giảng cho học trò là những gì các em sẽ lần đầu nghe, lần đầu biết đến nhờ tri thức và công sức của thầy cô. Nhưng ChatGPT và sau lưng nó là hệ sinh thái mênh mông của thông tin - tri thức số đã định nghĩa lại điều đó. Mới ngày nào, bài tập về nhà là một trong những công cụ quan trọng để thực hành sư phạm, đặt học trò vào áp lực làm bài tập để củng cố kiến thức, giải bài tập khó để nâng cao năng lực tư duy giờ có thể mất tác dụng. Tôi thử "thả" vào ChatGPT một mẫu bài tập toán được xem là dạng rất khó thì ứng dụng trả lại kết quả chỉ trong "phút mốt". Mà còn kèm theo giảng giải rõ ràng từng bước, rồi sẵn sàng kiên nhẫn giải thích từng chút một cho những chỗ người đọc chưa hiểu.

Tôi nhớ ngày xưa đi học, chuyện gặp bài toán khó thì tìm hỏi người lớn nhờ giúp đỡ, tìm bạn bè giỏi hơn nhờ giải giúp cũng chẳng phải chuyện gì lạ. Đương nhiên tự mình mò mẫm suy nghĩ nát óc để giải được bài mà không cần nhờ đến ai là chuyện "sướng rơn người". Tuy nhiên, học cách giải thông qua chỉ dẫn của người khác cũng là một cách tiếp cận phổ biến. Vấn đề là được chỉ cho cách giải rồi thì mình có thật sự hiểu không, hay chỉ là chép lại một cách vô tri?

Giờ thì tất cả những người có thể trợ giúp học trò giải bài tập khó, giải thích bài học mới ở những năm tháng đi học có thể "nhập xác" vào một nhân vật duy nhất mang tên ChatGPT. Nghĩ theo hướng tích cực thì như vậy sẽ học nhanh hơn, sẽ học được nhiều hơn, sẽ hiểu được sâu hơn nếu muốn.

Và điều đáng lo nằm ở ngay hai chữ "nếu muốn" ấy. Là nếu muốn học thật sự, để mở rộng kiến thức, để hiểu sâu vấn đề, để nâng tầm tư duy thì người ta sẽ học với một trình tự hoàn toàn khác với người chỉ muốn học để đối phó cho xong chuyện. Nếu muốn học thật sự, thì chuyện dùng ChatGPT để tìm gợi ý cho bài văn, để gỡ nút thắt cho đề toán chẳng phải chuyện gì tai hại. Còn nếu học kiểu đối phó thì đương nhiên là sẽ biến ChatGPT thành "kẻ đóng thế" cho não bộ của mình, và chắc chắn sẽ vì thế mà não bộ teo tóp dần đi.

Vậy thì phương pháp dạy học của thầy cô cũng sẽ phải chấm dứt việc nhìn vào kết quả cuối cùng vì đơn giản, kết quả của một bài tập được giải rất "ngon lành" lại là do ChatGPT làm. Hãy nghĩ nhiều hơn đến việc áp dụng mô hình "lớp học đảo ngược", nơi mà học trò thay vì bị ngăn cấm khai thác ChatGPT thì được cho phép sử dụng với điều kiện là phải tự trình bày lại trên lớp diễn giải của chính mình về kết quả ấy. Hãy trao cho học trò nhiều cơ hội hơn để luyện kỹ năng khai thác ChatGPT hiệu quả, và hãy đặt học trò vào áp lực phải diễn giải bằng được những gì mà họ nhận từ hỗ trợ của ChatGPT.

Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.