Bí quyết tốt nghiệp loại xuất sắc vượt tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từng là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với 28,5 điểm, sau 3 năm học ngành quản trị kinh doanh, Nguyễn Như Quỳnh đã tốt nghiệp xuất sắc với điểm trung bình (GPA) 3.68/4.0.

Nguyễn Như Quỳnh là Phó chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, từng đạt nhiều thành tích xuất sắc như: Sinh viên 5 tốt cấp T.Ư, Sinh viên 5 tốt TP.HCM 3 năm liên tiếp, tốt nghiệp xuất sắc.

Năm 14 tuổi, bố mất đột ngột là cú sốc với Quỳnh. Quỳnh kể, lúc đó gia đình còn nhiều khó khăn, một mình mẹ nuôi 4 anh em ăn học cùng khoản nợ là gánh nặng lớn với mẹ. Khi đó, Quỳnh đã từng có suy nghĩ không học đại học, chỉ mong tốt nghiệp THPT để đi làm phụ giúp gia đình.

Nhưng rồi được gia đình động viên, cùng ý chí bền bỉ, Quỳnh đã quyết tâm không từ bỏ. Lúc đó biết được thông tin thủ khoa của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ được nhận học bổng 100 triệu đồng và miễn phí học tập nên nữ sinh chọn đó làm mục tiêu để theo đuổi.

Nói về bí quyết để tốt nghiệp loại xuất sắc, Quỳnh chia sẻ: "Trên lớp học, mình tập trung 100% để nắm bài. Khi có thời gian rảnh, mình chủ động tìm kiếm tài liệu học thêm để mở rộng kiến thức. Đó chính là chìa khóa để mình lấy được điểm cao trong kỳ thi, từ đó tích lũy điểm số suốt quá trình đại học".

Nguyễn Như Quỳnh có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và phong trào. ẢNH: PHAN HƯƠNG
Nguyễn Như Quỳnh có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và phong trào. ẢNH: PHAN HƯƠNG

Quỳnh tâm sự khi bước vào học kỳ 2 của năm nhất, cô đã bị mất cân bằng giữa học tập và tham gia các hoạt động. Đó cũng là học kỳ cô có điểm số thấp nhất. "Nhận ra bản thân không cân đối được giữa học tập, nghỉ ngơi và tham gia hoạt động, mình đã chú tâm ở các học kỳ tiếp theo. Mình đổi phương pháp từ học thuộc sang tư duy phản biện trực tiếp với thầy cô", Quỳnh kể.

Nữ sinh cho rằng khi trao đổi trực tiếp với thầy cô sẽ dễ tiếp thu kiến thức hơn. Mỗi lần phản biện sai, Quỳnh đều ghi lại kiến thức được thầy cô giảng dạy, từ đó thuận lợi hơn trong quá trình ôn tập.

Chương trình học của Quỳnh phải mất 4 năm để hoàn tất, nhưng chỉ sau gần 3 năm, nữ sinh này đã hoàn thành. Để tốt nghiệp vượt tiến độ hơn 1 năm, Quỳnh đã sắp xếp rất hợp lý thời gian học tập và tham gia hoạt động trong, ngoài trường, đăng ký thêm các môn học.

Hiện tại, Quỳnh làm về lĩnh vực logistics tại Công ty TNHH YOUBI (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Nữ sinh cho biết cô đang trau dồi ngoại ngữ, kinh nghiệm để có cơ hội nhận học bổng toàn phần du học chương trình thạc sĩ tại một trường đại học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trong 3 năm tới.

Là người hỗ trợ Quỳnh trong quá trình học đại học, thạc sĩ Nguyễn Thị Mộng Thu, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chia sẻ: "Quỳnh là một sinh viên hoạt bát, thông minh và ham học hỏi; nên dù gặp khó khăn em cũng hoàn thành được tất cả nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Quỳnh cũng rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đoàn - Hội và đạt được nhiều thành tích. Đồng thời Quỳnh rất vui vẻ, hòa đồng và thường giúp đỡ bạn bè, các em khóa sau trong học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học nên được thầy cô, bạn bè yêu mến".

Theo Phan Hương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

(GLO)- Xây dựng văn hóa học đường là nội dung quan trọng để đổi mới giáo dục toàn diện. Hiện nay, các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường nhằm tạo nên thế hệ HS có đạo đức, lối sống đẹp, trở thành công dân tốt cho xã hội.