Khoảng 85.000 thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 27-3, khoảng 85.000 thí sinh đã tham gia Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tìm kiếm cơ hội vào đại học sớm.

8h30, kỳ thi diễn ra tại 80 điểm ở 17 tỉnh thành, gồm TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ; tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đak Lak, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là cụm thi đông nhất với hơn 42.000 em.

Theo Vnexpess, quy mô kỳ thi năm nay mở rộng hơn nhiều. Số lượng thí sinh tăng 14.000 em so với 2021, tăng hơn 20.000 so với 2020. Số tỉnh, thành tổ chức cũng tăng gấp ba lần, so với khoảng 5-7 địa phương như các năm trước.

Dù sáng nay trời mưa nhưng nhiều thí sinh vẫn đến điểm thi sớm. (Ảnh: Ngọc Dương/TNO)
Dù sáng nay trời mưa nhưng nhiều thí sinh vẫn đến điểm thi sớm. (Ảnh: Ngọc Dương/TNO)



Đây là năm thứ 5 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức thi đánh giá năng lực. Hiện 84 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh, trong đó có 10 trường, khoa thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Số ngành học sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển là 1.266.

Trong phương án tuyển sinh của nhiều đại học năm nay, phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia chiếm 20-40%. Các trường thành viên Đại học Quốc gia sử dụng kết quả kỳ thi này với tỷ trọng chỉ tiêu lớn, như: Đại học Khoa học Tự nhiên 70%, Kinh tế-Luật 60%, Khoa học xã hội và Nhân văn 50%.

Trao đổi với Vnexpress, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính-Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Về cơ bản, đề thi năm nay ổn định như mọi năm, cấu trúc và độ phân hóa không thay đổi.

Bài gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc bài thi gồm có ba phần: sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; giải quyết vấn đề.

Sau kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vào sáng nay, Đại học Quốc gia dự kiến tổ chứcđợt hai tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang trước kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng một tháng.

Thang điểm thi đánh giá năng lực là 1.200. Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm đánh giá năng lực ở các đại học top trên 800-1.000, các trường top giữa 600-700. Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt một công bố ngày 5-4.

 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Học phí đại học đã phù hợp với mức sống?

Học phí đại học đã phù hợp với mức sống?

Năm học 2024 - 2025, học phí tại các trường ĐH dao động từ trên 10 triệu đến trên 800 triệu đồng/năm. Học phí ĐH đang trở thành nỗi lo với nhiều gia đình. Vấn đề đặt ra là mức thu học phí của các trường hiện nay đã tương xứng, phù hợp với mức sống trung bình của người dân?
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.