Khi chính sách, pháp luật về tôn giáo đi vào cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 5 tôn giáo chính (gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, Baha’i) với khoảng 400.000 tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số toàn tỉnh.

Những năm qua, các ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện tốt chính sách, pháp luật về tôn giáo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Ông Đinh Ngọc Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-cho biết: “Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động ổn định.

Đồng thời, tuyên truyền, động viên chức sắc, chức việc, tu sĩ và tín đồ theo đạo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, phát huy tinh thần sống “tốt đời-đẹp đạo”, giúp đồng bào các tôn giáo nâng cao nhận thức, góp phần đấu tranh phòng-chống âm mưu của địch về lợi dụng tôn giáo, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Cũng theo ông Hải, MTTQ các cấp thường xuyên duy trì công tác xây dựng, củng cố đội ngũ chức sắc, người có uy tín trong đồng bào các tôn giáo. Định kỳ, MTTQ phối hợp với cấp ủy, chính quyền cùng cấp duy trì tổ chức gặp mặt thân mật chức sắc, chức việc, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các tôn giáo.

Qua đó phát huy vai trò trong việc tuyên truyền đồng bào theo đạo tích cực trong lao động sản xuất, ổn định đời sống, tham gia các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động, cùng các hoạt động từ thiện, an sinh, phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao tặng biểu trưng tỉnh Gia Lai cho các chức sắc, chức việc tiêu biểu đại diện các tôn giáo. Ảnh: T.N

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao tặng biểu trưng tỉnh Gia Lai cho các chức sắc, chức việc tiêu biểu đại diện các tôn giáo. Ảnh: T.N

Từ năm 2018 đến nay, Ban Tôn giáo tỉnh chú trọng tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức quán triệt, tập huấn cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo; phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho hàng ngàn lượt chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo.

Ông Hồ Hải Tần-Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh-thông tin: Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, Ban đã tham mưu UBND tỉnh công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, huyện, xã.

Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng các quy định của Luật Đất đai, giải quyết kịp thời các thủ tục nhà đất trong tôn giáo, đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở thờ tự của các tôn giáo theo quy định pháp luật.

Ban còn thường xuyên trao đổi thông tin, nghiệp vụ cho ngành Nội vụ và UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo tại địa phương.

Trò chuyện với P.V, mục sư Phạm Văn Phúc-Trưởng ban Đại diện Tin lành tỉnh-thông tin: “Chính quyền và ban ngành địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động của Hội thánh. Sau khi Hội thánh Tin lành Việt Nam-miền Nam và Ban Đại diện Tin lành tỉnh được thành lập vào năm 2001, đến nay, tỉnh đã cho phép thành lập 71 chi hội, duy trì hơn 300 điểm nhóm sinh hoạt ở các xã, thôn, làng.

Tỉnh đã tạo điều kiện cho Hội thánh Tin lành Việt Nam-miền Nam tổ chức tấn phong mục sư. Đến nay, toàn tỉnh có 47 mục sư thực thụ và 24 mục sư nhiệm chức, đáp ứng nhu cầu hoạt động của Hội thánh, sinh hoạt tôn giáo của người theo đạo”.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (thứ 3 từ trái sang) và đoàn công tác của tỉnh chụp hình lưu niệm với các vị chức sắc trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (thứ 3 từ trái sang) và đoàn công tác của tỉnh chụp hình lưu niệm với các vị chức sắc trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật

Ông Nguyễn Ngọc Thông-Trưởng phòng Nội vụ TP. Pleiku-cho biết: “Thành phố Pleiku hiện có 5 tôn giáo được Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và đạo Baha’i. Tổng số đồng bào theo đạo khoảng 84.000 người, chiếm hơn 36,7% dân số.

Ngoài ra còn có hệ phái Tin lành Mennonite với hơn 440 tín đồ và hệ phái Tin lành Thánh Khiết khoảng 250 tín đồ, hiện sinh hoạt đạo tại gia. Thành phố đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào theo đạo đã chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, tích cực góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương”.

Chi hội Tin lành Plei Bui (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) có nhiều tín hữu là những điển hình nông dân sản xuất giỏi và sống “tốt đời-đẹp đạo”, được địa phương biểu dương khen thưởng.

Ông Rơ Châm HNglăi-Thành viên Ban Chấp sự-phấn khởi nói: “Chi hội Plei Bui hiện có hơn 1.300 tín hữu người Jrai. Bà con theo đạo luôn chấp hành các quy định pháp luật trong đời sống và sinh hoạt tôn giáo, thực hiện tốt các phong trào thi đua do Hội Nông dân xã phát động”.

Còn ông Phan Trung Hưng-Trưởng ban chức việc Giáo xứ Hoàng Yên (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) thì cho hay: “Giáo xứ Hoàng Yên hình thành từ năm 1978, đến nay có khoảng 2.000 giáo dân. Hàng năm, giáo xứ có trên 95% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa.

Đáp lại sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, bà con giáo dân luôn đoàn kết, sống “tốt đời-đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào do địa phương triển khai, thực hiện nếp sống văn hóa và chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.