Khánh thành khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều ngày 5-10, tại Nhà Rông văn hóa làng Plei Ốp (phường Hoa Lư), UBND TP. Pleỉku, tỉnh Gia Lai đã tổ chức khánh thành Khu trung bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai. Dự lễ khánh thành có các đồng chí: Phạm Thế Dũng-Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tư Sơn-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh và lãnh đạo các Ban ngành đoàn thể TP. Pleiku. Đây là một trong công trình văn hóa nhằm phát triển Làng văn hóa du lịch Plei-Ôp. 
Khu trung bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai được UBND TP Pleiku đầu tư 400 triệu đồng xây dựng 54 tượng gỗ dân gian của 2 dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai; trong đó 35 tượng gỗ của người Jrai và 19 tượng của người Bahnar. Cụ thể có 14 tượng thú, 4 tượng đồ vật, 36 tượng người đã mô tả đời sống lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hàng ngày, lê hội, tình cảm gia đình.
Cắt bắng khánh thành khu trưng bày tượng gỗ. Ảnh: Đức Thụy
Cắt bắng khánh thành khu trưng bày tượng gỗ. Ảnh: Đức Thụy
Công trình khu trưng bày tượng gỗ được sắp đặt thành 7 khu vực trên tổng diện tích 400m2. Khu trưng bày sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục nhận thức cho cộng đồng cần nâng cao ý thức tự giác giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, trong đó có kho tàng điêu khắc gỗ dân gian.
Được biết, Công trình Khu trưng bày “Tượng gỗ dân gian Bahnar, Jraì” là công trình hưởng ứng Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai 2018. 
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.