Khánh Hòa: Một ông nông dân triệu phú có bằng thạc sỹ, đang ngày đêm ôn luyện quyết lấy bằng tiến sỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ luật học chính quy, lão nông Lương Tuyển (xã Ninh Quang, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) vẫn quyết tâm lấy tấm bằng tiến sĩ để giúp bà con nông dân của địa phương. Ông Tuyến cũng là nông dân triệu phú với mô hình trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng (V-A-C).

Nông dân vượt quãng đường trên 14km để tìm con chữ

Giữa ngày se lạnh của đầu tháng 12, qua sự giới thiệu của địa phương chúng tôi được tiếp xúc với lão nông Lương Tuyển (thôn Tân Quang, xã Ninh Quang, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).

Ông Tuyển chia sẻ: "Cuộc đời của tôi có nhiều vất vả gian truân lắm, bố mẹ mất sớm, bản thân được bà ngoại nuôi. Tuy nhiên, bà thuộc diện hộ đói nghèo nhất làng. Gia đình lại có 3 anh em, tôi là con trai lớn trong gia đình".


 

Ông Lương Tuyển đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Ảnh: C.T
Ông Lương Tuyển đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Ảnh: C.T


Để có tiền mưu sinh, ông Lương Tuyển phải đi chăn bò thuê, sau những giờ lao động ông luôn luôn miệt mài với đèn sách. Từ những nhận thức đó nên con đường tìm hiểu học hành nẩy nở ngày càng quyết liệt, nó luôn thúc đẩy con đường học tập không ngừng và dần dần ông học đến lớp 9.

Sau ngày giải phóng, cuộc sống của ông lại càng chồng chất, dù đã lập gia đình và con cái đề huề. Thế nhưng, ông Tuyển quan niệm rằng muốn khấm khá thoát cảnh nghèo thì chỉ có cách đi học để biết con chữ áp dụng vào sản xuất hiệu quả hơn.

 

Trong căn phòng nhỏ của mình, ông Lương Tuyển trưng bày nhiều chứng chỉ, bằng Đại học. Ảnh: C.T
Trong căn phòng nhỏ của mình, ông Lương Tuyển trưng bày nhiều chứng chỉ, bằng Đại học. Ảnh: C.T



Ban ngày ông đi làm, vào ban đêm đi bộ với quãng đường trên 14km từ trên đồi núi xuống đồng bằng để học bổ túc văn hóa. Sau khi học xong, khi trở về nhà cũng là lúc nửa đêm khi ấy ai ai cũng chìm sâu trong giấc ngủ.

Sau khi tốt nghiệp THPT, năm 1988 đã 35 tuổi, ông tiếp tục đi học trung cấp ngành chăn nuôi thú y tại Phú Yên. Ra trường có bằng cấp, có kiến thức ông trở thành Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Ninh Quang.

"Chuyện học hành ngày xưa không hề dễ dàng giống như bây giờ, chỉ mong có tiền để đóng học phí thôi chứ nhịn đói, nhịn khát và ngủ bụi là chuyện thường xuyên"- ông Tuyển cho hay.

Nông dân triệu phú 70 tuổi mới lấy bằng thạc sĩ, làm giàu nhờ mô hình V-A-C

Đưa chúng tôi dạo quanh trang trại nuôi trồng tổng hợp với diện tích 7ha, ông cười khoe: "Trang trại tôi giờ ngon lành lắm thiết kế theo mô hình vườn, ao, chuồng. Mô hình có khoảng trên 500 gốc bưởi da xanh, xung quanh tôi trồng măng tre, đu đủ, lúa, xoài Úc kết hợp nuôi gà, vịt. Ngoài ra, tôi còn đào ao thả cá để tăng thêm thu nhập, nếu năm nào ổn định mang lại doanh thu khoảng 250 – 300 triệu đồng".


 

 Ngoài việc học tập ông Tuyển còn chịu khó chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế trong gia đình. Ảnh: C.T
Ngoài việc học tập ông Tuyển còn chịu khó chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế trong gia đình. Ảnh: C.T


Trong căn phòng nhỏ ấm áp của mình, ông Tuyển trưng bày tất cả các chứng chỉ, bằng cấp và các tài liệu. Ông Tuyển cho biết, 50 tuổi đã liên hệ đăng ký học ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học mở bán công TP.HCM. Sau khi lấy bằng cử nhân ông lại đăng ký học cử nhân luật văn bằng 2 tại Trường Đại học Luật TP.HCM. Trong thời gian ông học tại TP.HCM mọi công việc đồng áng ông điều hướng dẫn vợ con từ xa, sau khi tốt nghiệp ông đã 63 tuổi.

Sau khi có 2 tấm bằng Đại học trong tay, ông vẫn quyết định tiếp tục học chuyên ngành luật để có tấm bằng thạc sĩ và đến năm 70 tuổi ông đã có tấm bằng thạc sĩ khiến cả trường ai cũng thán phục về ý chí học tập của ông.


 

 Trang trại được thiết kế theo mô hình vườn, ao chuồng một mô hình rất lý tưởng. Ảnh: C.T
Trang trại được thiết kế theo mô hình vườn, ao chuồng một mô hình rất lý tưởng. Ảnh: C.T


Nói về bí quyết mang lại thành công như ngày hôm nay, ông Tuyển cho biết thêm: "Tôi luôn học mọi lúc, mọi nơi, học mọi lĩnh vực trong cuộc sống, học suốt đời. Học dở vẫn hơn không học, thi rớt thì cứ tiếp tục ôn và thi lại. Trên trường phải học thật nhiều, hiểu bài thật sâu, khôn nên học để đối phó, hết tiền thì tạm dừng chờ có tiền thì tiếp tục học đó là định hướng duy nhất của tôi. Trong thời gian tới tôi vẫn quyết tâm học lên tiến sĩ luật để tư vấn giúp ích cho bà con quê hương".

Bà Trần Thị Sương (vợ ông Tuyển) cho hay: "Chồng tôi mê học lắm, mặc dù tuổi lớn, kinh tế ngày xưa không đủ ăn nhưng ông vẫn quyết tâm học đến cùng. Nhờ có học mà máy vi tính bây giờ ông đã sử dụng thành thạo giúp ích cho công việc rất nhiều".


 

Vợ chồng ông Lương Tuyển giờ kinh tế đã ổn định, với mô hình tổng hợp 7ha. Ảnh: K.Nam
Vợ chồng ông Lương Tuyển giờ kinh tế đã ổn định, với mô hình tổng hợp 7ha. Ảnh: K.Nam



Ông Nguyễn San, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Quang (TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nhận xét: Cá nhân ông Tuyển là người rất cần cù, chịu khó trong làm ăn cũng như học tập, có thể nói rằng ông là người độc nhất vô nhị trên địa bàn xã Ninh Quang nói riêng và TX Ninh Hòa nói chung. Với kiến thức của mình, ông Tuyển đã hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ ở địa phương khấm khá.

https://danviet.vn/khanh-hoa-mot-ong-nong-dan-trieu-phu-co-bang-thac-sy-dang-ngay-dem-on-luyen-quyet-lay-bang-tien-sy-20211207100542642.htm
 

Theo Công Tâm (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.