Khai mạc Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người là dịp giới thiệu, quảng bá tiềm năng văn hóa, thể thao, du lịch và văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập.
Các nghệ nhân của dân tộc Dơ Năm, tỉnh Kom Tum, trình diễn nhạc cụ truyền thống tại không gian trưng bày của Ngày hội. Ảnh: Quý Trung/TTXVN

Các nghệ nhân của dân tộc Dơ Năm, tỉnh Kom Tum, trình diễn nhạc cụ truyền thống tại không gian trưng bày của Ngày hội. Ảnh: Quý Trung/TTXVN

Tối 3/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu khai mạc Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người."

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương dự Ngày hội.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy khẳng định Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người được tổ chức nhằm tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc các dân tộc ít người; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc; thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân cùng những khát vọng, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, lịch sự.

Ngày hội là điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

Việc tổ chức Ngày hội còn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới công tác dân tộc nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ít người nói riêng; là dịp để mỗi người dân thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ cùng các thế hệ ông cha đã dày công tạo dựng, giữ gìn, phát triển vùng đất của mình.

Ngày hội là dịp giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương bày tỏ vinh dự, tự hào khi địa phương được chọn là nơi đăng cai tổ chức Ngày hội; khẳng định đây là cơ hội để các địa phương trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh, phát huy những giá trị cốt lõi về văn hóa truyền thống tốt đẹp của 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người đến từ 11 tỉnh trong cả nước.

Ông Lê Văn Lương hy vọng trong thời gian lưu lại tại đây, các đại biểu, du khách sẽ dành nhiều thời gian để trải nghiệm và có những ấn tượng tốt đẹp nhất về mảnh đất, con người Lai Châu, quê hương của 4/14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong toàn quốc.

Tại Lễ Khai mạc, đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Lai Châu đã trao Cờ lưu niệm và hoa cho các tỉnh tham dự Ngày hội.

Ngay sau phần lễ, Chương trình Nghệ thuật khai mạc Ngày hội diễn ra với 3 chương: "Khát vọng vươn lên cùng đại ngàn"; "Lung linh sắc màu đại ngàn"; "Lai Châu kỳ vĩ-Vui ngày hội."

Chương trình nghệ thuật tuyển chọn các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc độc đáo mang đậm bản sắc các dân tộc và một số ca khúc nổi tiếng của các tỉnh có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, qua đó giới thiệu, quảng bá văn hóa, tín ngưỡng, những quan niệm, đổi thay đi lên của cuộc sống, giá trị tinh hoa trong nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật trình diễn dân gian…

Bằng hình thức nghệ thuật diễn xướng dân ca, dân vũ, dân nhạc, sân khấu dân gian truyền thống kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, các trường đoạn tạo nên sức sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, kích thích sự hiếu kỳ tới đông đảo người dân và du khách.

Ngày hội diễn ra từ ngày 3-5/11 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn nhân dân, du khách như: trình diễn, giới thiệu trích đoạn các lễ hội; các nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, liên hoan văn nghệ quần chúng; thi đấu các môn thể thao truyền thống; giải đua môtô địa hình; Giải dù lượn đường trường Putaleng mở rộng…

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.