Khả năng vĩ đại của con người là thích nghi và vượt qua hoàn cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi chợt nhớ đến mệnh đề có tính khẳng định này khi vận dụng vào bối cảnh thế giới, trong đó có xã hội chúng ta đang đối mặt với đại dịch Covid-19. Không là chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, thì khuyến cáo của ngành y tế, yêu cầu và chế tài mà nhà chức trách đặt ra, mỗi một người dân phải thấm nhuần, ủng hộ và cần phải chấp hành thực hiện nghiêm túc.

Đeo khẩu trang khi ra đường (ảnh internet)
Đeo khẩu trang khi ra đường (ảnh internet)



2 tuần cao điểm chống dịch trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng phát đi, áp dụng cho các tổ chức và cá nhân, với từng người dân Việt Nam. Ngoài một loạt biện pháp khống chế mạnh tại các đô thị lớn, các ổ dịch, thì yêu cầu đóng cửa tất cả dịch vụ không cần thiết (chỉ cho hoạt động cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu, thuốc men), thực hiện cách ly xã hội, người dân không ra khỏi nhà nếu không thật cần thiết, đeo khẩu trang khi ra đường, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi di chuyển, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn... chính là nỗ lực cao nhất nhằm ngăn chặn dịch hiệu quả trong "thời điểm vàng" này.

Cách đây khá lâu khi đang dự một lớp tập huấn nghiệp vụ tại Hà Nội do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức, sự kiện nhân bản vô tính thành công động vật có vú đầu tiên-con cừu Dolly, đã khiến cả thế giới sửng sốt, bàng hoàng theo cả 2 thái cực: mừng vui lẫn lo sợ. Mừng vui vì thành tựu khoa học kỳ vĩ nhưng cũng lo ngại mặt trái của thành tựu này nếu không được vận dụng khai thác vì mục đích tốt đẹp phục vụ con người. Liệu thế giới sẽ như thế nào nếu có hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu kẻ hủy diệt, phát xít kiểu như Hitler "tái sinh"?,v.v... Các diễn giả đến từ Đại học Lille-Pháp vì vậy, cũng đã dành nhiều thời gian lồng ghép chủ đề nhân bản vô tính với nghiệp vụ đặt ra đối với học viên. Họ khẳng định, thành tựu khoa học nhân bản vô tính mà sản phẩm là con cừu Dolly, khiến nhiều quan niệm, tư tưởng vốn là "thành lũy" bị đảo lộn hoàn toàn, từ triết học, tôn giáo đến cả đạo đức, pháp luật,... Thế giới trong thời điểm đó, đã có không ít cái nhìn bi quan, hoảng loạn.

Tình hình vì vậy không thể không liên tưởng đến bối cảnh thế giới đảo lộn vì Covid-19 hiện nay. Nhưng hoảng loạn chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ. Một số diễn biến theo chiều hướng này đã xảy ra ở vài nơi và nhà cầm quyền đã nhanh chóng xử trí thành công, kịp thời ổn định nhân tâm. Chưa quy kết nguyên nhân có từ trách nhiệm con người (và thực tế là có trách nhiệm của con người), nhưng sự việc cho thấy thế giới này luôn vận động, biến đổi, tiềm ẩn rủi ro không lường hết được. Con người có là trung tâm của vũ trụ, chúa tể của muôn loài thì cũng không nằm ngoài quy luật chi phối đó. Vấn đề là thích nghi, sáng tạo, thông minh ứng xử phù hợp như thế nào trong tình thế khó khăn để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Thành tựu bước đầu trong ứng phó với dịch của Việt Nam đã được WHO, thế giới công nhận và đánh giá tích cực. Diễn biến số người mắc, nhiễm, cách ly thời gian gần đây tăng lên chủ yếu là từ nước ngoài về. Và việc Việt Nam kiên trì thực hiện biện pháp ngăn chặn dịch theo cách hiệu quả của mình, là điều thế giới hoàn toàn yên tâm, tin tưởng.

Khi phòng-chống dịch bệnh được đưa lên hàng đầu thì cũng có nghĩa tài sản xã hội quý nhất lúc này là con người, an toàn và sức khỏe của mỗi cá nhân. Thời đại bùng nổ thông tin nên ngay trong thời điểm này, chúng ta đã biết nhiều nơi thế giới điên đảo, quay cuồng, thiệt hại to lớn vì Covid-19. Những nước văn minh, "đi trước thời đại", có nền y học tiên tiến lại đang là những nước đứng trước thử thách không dễ vượt qua: Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Mỹ... Chốt lại, vấn đề là phương pháp. Cảnh giác, chủ động, có phương pháp đúng và làm chủ nó là đã đi được hai phần ba đoạn đường thắng lợi. Và thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn Covid-19 cũng chính là ở điểm này-phương pháp đúng. Bao nhiêu bệnh nhân "ngoại quốc" bất đắc dĩ khi được cứu chữa, cưu mang đã không tiếc lời khen ngợi, bày tỏ sự cám ơn chân thành, gan ruột trước đội ngũ y-bác sĩ, chính quyền Việt Nam.

Sự kiện nhân bản vô tính nói trên, nguy cơ mặt trái của thành tựu khoa học, cuối cùng cũng đã được "hóa giải" thông qua luật pháp, thông lệ, chính sách không chỉ mang tầm quốc tế. Nó, thành tựu nhân bản vô tính, tiếp tục được nghiên cứu, áp dụng vào mục đích phục vụ con người, thay thế các bộ phận cần được thay thế, nhất là góp phần chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo vốn trước đây con người và y học đều bất lực. Giờ đây, thỉnh thoảng thế giới vẫn có thông tin này nọ về nhân bản vô tính nhưng nhìn chung, đó đều là thông tin tích cực và nó đã được kiểm soát rất tốt.

Với Covid-19, dịch bệnh đã, đang tiếp tục hoành hành, càn quét khắp thế giới. Đã có sự lo sợ, hoảng loạn, thiệt hại to lớn nhưng thế giới đã nhanh chóng đoàn kết, siết chặt tay nhau trong trận chiến chống dịch. Những kinh nghiệm hay, những sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đến với vùng dịch góp phần thiết thực ngăn chặn đà lây lan của Covid-19, làm ấm lòng bao người và truyền đi niềm tin thắng lợi vào một ngày không xa. Cả giới chính trị, doanh nhân nhà khoa học, đội ngũ y-bác sĩ… khắp thế giới đều dồn sức chống dịch, theo khả năng, điều kiện của mình. Trong khó khăn, chúng ta lại thấy tinh thần Việt Nam thông minh, sáng tạo, đoàn kết, yêu thương, chia sẻ lan tỏa đẹp đẽ, rạng ngời. Đây không chỉ là tài sản, là vốn quý trong quá khứ, hiện tại mà cả với tương lai, nó sẽ còn được nhân lên và phát huy mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần và sẽ hiển hiện sinh động ngay sau khi Covid-19 được đẩy lùi.

Để niềm tin và nỗ lực của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trong ngăn chặn, đẩy lùi Covid-19 thành công, nhất là trong "thời điểm vàng" 2 tuần sau thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, rất cần sự chung tay của cộng đồng xã hội, của mỗi người dân. Dịch bệnh làm đảo lộn mọi thứ từ trong mỗi gia đình đến bên ngoài xã hội và thế giới nói chung. Đã là thông lệ, quy tắc, quy định, thói quen thì đều rất khó thay đổi, ai cũng biết thế. Triệt để tuân thủ, chấp hành quy định của cấp thẩm quyền khiến cho một số thói quen, hoạt động của con người ít nhiều xáo trộn, nhưng đó là cần thiết. Hơn thế, phải xem việc thích nghi và vượt qua hoàn cảnh là khả năng vĩ đại, là sự kiểm chứng cho "sự hơn hẳn"-ý thức, của con người trong trời đất này. Khẳng định chỉ có lợi, trong lúc khẩn thiết này! 

 

Thất Sơn

 

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.