Kết quả đánh giá Bộ chỉ số DDCI: Vẫn còn "điểm nghẽn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và cấp huyện (DDCI) năm 2019 đã thể hiện quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh ta, đồng thời cũng chỉ ra những “điểm nghẽn” cần khắc phục.
Bộ chỉ số DDCI có 8 chỉ số thành phần (49 chỉ số con) gồm: tính minh bạch, tính năng động, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và vai trò người đứng đầu. Bộ chỉ số này được triển khai khảo sát trên 2 nhóm, gồm nhóm các sở, ban ngành và nhóm địa phương cấp huyện. Năm 2019, việc khảo sát được triển khai tại 14 sở, ban, ngành và 12/17 huyện, thị xã, thành phố với sự tham gia của 775 doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Tác động tích cực
Theo nhận định từ kết quả DDCI 2019 của tỉnh, ở nhóm đánh giá các sở, ban, ngành, 3 đơn vị có vị trí cao nhất lần lượt là: Bảo hiểm Xã hội tỉnh (70,57 điểm), Cục Thuế tỉnh (70,55 điểm), Sở Kế hoạch và Đầu tư (70,23 điểm). Trên bình diện chung, điểm số trung vị của các chỉ số thành phần ở mức khá. Ở nhóm các sở, ban, ngành, doanh nghiệp đánh giá cao nhất về chỉ số chi phí thời gian và thấp nhất là chỉ số cạnh tranh bình đẳng. Trong chỉ số chi phí thời gian, 96,9% doanh nghiệp đánh giá cao việc cán bộ hướng dẫn thủ tục rõ ràng, đầy đủ. 92,6% doanh nghiệp cho biết, các thủ tục hành chính được xử lý đúng hẹn hoặc sớm hẹn. Về tiêu chí thanh-kiểm tra, 92,99% doanh nghiệp đánh giá tốt là giúp cho doanh nghiệp khắc phục các sai sót trong hoạt động kinh doanh.
 Quang cảnh hội nghị công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và cấp huyện (DDCI) năm 2019. Ảnh: H.D
Quang cảnh hội nghị công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và cấp huyện (DDCI) năm 2019. Ảnh: H.D
Ở nhóm đánh giá cấp huyện, 3 địa phương có vị trí cao nhất lần lượt là: huyện Đức Cơ (69,72 điểm), TP. Pleiku (67,21 điểm) và thị xã Ayun Pa (64,46 điểm); huyện Chư Pưh xếp thứ 11 (43,91 điểm) và xếp cuối là huyện Chư Pah (41,4 điểm). Qua khảo sát, các doanh nghiệp đánh giá cao nhất đối với cấp huyện ở chỉ số thành phần thiết chế pháp lý và thấp nhất là cạnh tranh bình đẳng. 88,75% doanh nghiệp đã đánh giá rất cao khi các địa phương đã làm tốt “Việc thực thi văn bản pháp luật nghiêm minh, theo đúng quy trình, quy định”; 79,27% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp luôn được giải quyết thỏa đáng”.
Tại buổi công bố kết quả DDCI năm 2019 vừa được tổ chức hôm 27-2, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đánh giá: “Mặc dù là năm đầu tiên thực hiện, nhưng rõ ràng việc triển khai DDCI đã có những tác động rất tích cực, tạo sự thay đổi trong cung cách làm việc đối với doanh nghiệp, với người dân của các đơn vị, các địa phương. Đây là động lực để chúng ta vươn lên. Từng đơn vị, từng địa phương vươn lên thì tỉnh tất nhiên sẽ tốt lên”.
Khắc phục  “điểm nghẽn”
Đây là năm đầu tiên tỉnh Gia Lai triển khai khảo sát DDCI với mục tiêu thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Chương trình thể hiện đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với các sở, ban, ngành và địa phương, đồng thời cũng là cơ hội để các đơn vị, địa phương nhìn nhận lại và thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ, chức năng của mình cho những năm tiếp theo. 
Cán bộ, công chức Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Đức Thụy
Cán bộ, công chức Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Đức Thụy
Tuy nhiên, kết quả khảo sát DDCI bộc lộ một số bất cập cần khắc phục khi vẫn có 12,49% doanh nghiệp cho biết bị các sở, ban, ngành thanh-kiểm tra từ 2 lần trở lên trong năm; 14,4% doanh nghiệp cho biết bị thanh-kiểm tra trùng nội dung trong cùng một năm; đặc biệt, 35,5% doanh nghiệp cho biết bị thanh-kiểm tra ngoài phạm vi trong quyết định thanh-kiểm tra. 
Nói về kết quả đánh giá ngành mình, ông Lê Hồng Hà-Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường tỉnh-cho biết: “Thời gian qua, sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ, còn chồng chéo. Riêng Cục Quản lý Thị trường luôn thực hiện nghiêm theo kế hoạch của ngành và địa phương; chỉ khi nắm được thông tin từ người dân, chúng tôi mới tiến hành kiểm tra đột xuất và 100% đợt kiểm tra đột xuất đều phát hiện vi phạm. Qua đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), điểm số DDCI đối với Cục Quản lý Thị trường năm 2019 chỉ đạt 68,33 điểm, xếp thứ 12/14. Theo đó, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn”.
Ông Nguyễn Tiến Quang-Giám đốc VCCI-Chi nhánh Đà Nẵng-cho rằng: “Với câu hỏi sở, ban, ngành có thường xuyên quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không thì chỉ có 15% doanh nghiệp đánh giá là có thường xuyên quan tâm. Đơn vị được đánh giá cao nhất cũng chỉ đạt tỷ lệ 15,38%, đây là tỷ lệ khá thấp và cần cải thiện trong thời gian tới. Nên chăng, tỉnh cần có biện pháp quán triệt đến các sở, ban, ngành thực hiện tốt Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành để có thể cải thiện tình trạng này. Thêm nữa, ở các địa phương, tình trạng này cũng tương tự khi chính quyền địa phương có xu hướng quan tâm tới người dân nhiều hơn mà ít quan tâm tới doanh nghiệp”.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành yêu cầu phải nâng cao hơn nữa vai trò của người đứng đầu. Ảnh: Hà Duy
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành yêu cầu phải nâng cao hơn nữa vai trò của người đứng đầu. Ảnh: Hà Duy
Ở nhóm các địa phương, có khá nhiều điểm số chỉ số thành phần khá thấp, như chỉ số tính minh bạch, điểm số thấp nhất của các địa phương là 2,47 điểm, tương tự ở cạnh tranh bình đẳng là 2,57 điểm, tính năng động là 2,89 điểm, thiết chế pháp lý là 3,11 điểm, chi phí không chính thức là 3,51 điểm, vai trò người đứng đầu là 3,63 điểm... Bên cạnh đó, các tiêu chí của một số địa phương cũng có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá khá thấp như “Cấp huyện chủ động nghiên cứu, trao đổi trong việc giải quyết những vấn đề mới phát sinh”, thấp nhất chỉ 9,62%; tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “Cấp huyện thường xuyên quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, thấp nhất là 9,43% ...
Cạnh tranh bình đẳng và chi phí không chính thức là 2 chỉ số thành phần thấp điểm nhất của cả 2 nhóm sở, ban, ngành và cấp huyện (trung vị của 2 chỉ số này ở nhóm sở ban ngành lần lượt là 5,26 điểm và 5,59 điểm; ở nhóm cấp huyện là 5,04 điểm và 5,29 điểm). Điều này cho thấy, việc tăng cường công khai và minh bạch thông tin, nguồn lực nhà nước cần thiết cho doanh nghiệp là một biện pháp khá hữu hiệu để giảm sự ưu ái giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thực hiện và giám sát thực hiện dịch vụ hành chính công trong giải quyết thủ tục hành chính cũng sẽ giúp hạn chế việc đối xử thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp cũng như giảm nguy cơ nhũng nhiễu của các đơn vị. Cùng với đó, việc xử lý nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp cũng được đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là những chỉ đạo tâm huyết của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tại hội nghị.
 HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông đoạt Giải Vàng chất lượng Quốc Gia

Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông đoạt Giải Vàng chất lượng Quốc Gia

(GLO)- Vừa qua, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng chất lượng Quốc Gia năm 2023. Đây là minh chứng cho những nỗ lực đổi mới của đơn vị trong hoạt động sản xuất để đạt được những kết quả tích cực, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này