Kbang tập trung nguồn lực xây dựng làng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung mọi nguồn lực, tăng cường giải pháp để triển khai xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống người dân. Đến nay, toàn huyện có 6 làng đạt chuẩn NTM và phấn đấu đến năm 2025 có thêm 11 làng NTM.

Hưởng ứng chủ trương xây dựng làng NTM, từ đầu năm đến nay, người dân làng Groi (xã Kông Pla) đã tự nguyện hiến hơn 500 m2 đất, đóng góp hàng trăm ngày công làm đường giao thông nông thôn. Bà con cũng thường xuyên phát dọn, trồng hoa, cây cảnh để tạo cảnh quan đường làng ngõ xóm xanh-sạch-đẹp. Ông Đinh Lech chia sẻ: “Các con đường trong làng đều được bê tông hóa, đi lại rất thuận tiện. Nhà văn hóa được xây mới khang trang giúp người dân có nơi hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, hầu hết người dân tích cực lao động sản xuất, tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Kông Pla nhằm phát triển chăn nuôi, làm rượu ghè truyền thống để có thêm thu nhập. Riêng gia đình tôi trồng mía, nuôi bò mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”.

 Diện mạo nông thôn huyện Kbang thay đổi rõ rệt nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Minh
Diện mạo nông thôn huyện Kbang thay đổi rõ rệt nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Minh



Cùng với sự nỗ lực của hệ thống chính trị và người dân làng Lợt, từ đầu năm đến nay, xã Đak Hlơ đã vận động bà con đóng góp, cộng với nguồn hỗ trợ của các cấp để sửa chữa, xây mới 3 căn nhà, xây dựng hệ thống nước máy, trao tặng cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo của làng với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng. Nhờ sự hỗ trợ này, đến nay, làng Lợt đã đạt 12/19 tiêu chí NTM; các tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông, thủy lợi, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm. Trưởng thôn Đinh Brây cho hay: “Làng có 68 hộ với 290 khẩu, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ sản xuất nông nghiệp. Qua tuyên truyền, vận động, bà con tích cực tham gia các phong trào xây dựng làng, xã NTM. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, để hoàn thành các tiêu chí còn lại, làng rất cần sự quan tâm đầu tư của các ngành, các cấp”.

Đến nay, làng Tơ Kơr (xã Sơ Pai) đã hoàn thành 17/19 tiêu chí NTM và đang phấn đấu hoàn thành nốt 2 tiêu chí hộ nghèo và thu nhập để đạt chuẩn làng NTM trong năm 2023. Ông Võ Thanh-Chủ tịch UBND xã Sơ Pai-cho biết: “Hiện thu nhập bình quân đầu người của làng Tơ Kơr đạt 30 triệu đồng/năm. Làng còn 20 hộ nghèo. Thời gian tới, với những tiêu chí mà làng đã đạt, xã tiếp tục duy trì và nâng cao. Bên cạnh đó, xã tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng làng NTM gắn với làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững. Xã cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ các đoàn thể giúp đỡ từng hộ nghèo, thực hiện từng tiêu chí, góp phần để Tơ Kơr hoàn thành xây dựng làng NTM như kế hoạch đề ra”.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng-Chủ tịch UBND huyện Kbang: Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể huyện đã đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng NTM, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Đảng ủy các xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về xây dựng làng NTM giai đoạn 2021-2025. Cùng với đó, UBND các xã chủ động lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, trung ương; huy động sự đóng góp của người dân, ngân sách xã, nguồn vận động từ các tổ chức, doanh nghiệp để chung tay xây dựng làng NTM. Mỗi làng được hỗ trợ 30 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách huyện. Trong năm 2021, huyện đã huy động được hơn 3 tỷ đồng, trong đó, người dân chung tay đóng góp gần 370 triệu đồng để xây dựng làng NTM.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan chuyên trách tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM; phát huy nội lực của cộng đồng dân cư; hướng dẫn người dân thực hiện xây dựng làng NTM với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể chủ động phối hợp cùng các địa phương tổ chức thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với chương trình xây dựng NTM; xây dựng kế hoạch phát động người dân tham gia đóng góp các nguồn lực để xây dựng làng NTM”-Chủ tịch UBND huyện Kbang thông tin thêm.

 

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.