Kbang: Sâu keo mùa thu gây hại trên cây bắp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, nhiều diện tích bắp của người dân các xã Lơ Ku, Krong và thị trấn Kbang (huyện Kbang,Gia Lai) đã bị sâu keo mùa thu gây hại. Hiện chính quyền và ngành chức năng địa phương đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng trừ loại sâu này nhằm hạn chế lây lan trên diện rộng.
Bà Trần Thị Mai-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang-cho biết: Qua điều tra nắm bắt tình hình sâu bệnh hại trên cây bắp, đơn vị đã phát hiện và gửi mẫu sâu lên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh. Kết quả phân tích đặc điểm hình thái cho thấy, đây là sâu keo mùa thu. Sâu keo mùa thu là loài sâu hại đa thực, gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo như bắp, lúa, kê, mía. Ở huyện Kbang, loài sâu này đang gây hại trên giống bắp NK 67, Bioseed... Hiện nay, trên thị trường chưa có thuốc BVTV đặc trị sâu keo mùa thu.
 Rẫy bắp của gia đình anh Thân bị sâu keo mùa thu gây hại. Ảnh: N.M
Rẫy bắp của gia đình anh Thân bị sâu keo mùa thu gây hại. Ảnh: N.M
Gia đình anh Đinh Bới (làng Đak Kjông, xã Lơ Ku) có 1,5 ha bắp bị sâu keo mùa thu gây hại. Anh Bới kể: Tôi trồng bắp được khoảng 1 tháng thì trên một số cây bắt đầu xuất hiện sâu ăn lá. Tôi nghĩ là sâu bình thường nên bắt diệt. Khoảng 1 tuần sau, tôi trở lại thì thấy cả rẫy bắp bị sâu cắn tan hoang, nhiều chòm bị ăn hết lá. Tôi đã báo cáo với xã và được khuyến cáo nên phun thuốc ngay. Sau 7 lần phun, sử dụng nhiều loại thuốc BVTV khác nhau, rẫy bắp của gia đình đã cơ bản phục hồi, chưa thấy sâu xuất hiện trở lại.
Hộ anh Hoàng Văn Thân (thôn 1, xã Lơ Ku) cũng có rẫy bắp hơn 4 ha bị sâu keo mùa thu gây hại. Anh Thân cho biết: “Gia đình tôi có 4,2 ha bắp. Khoảng 2 tuần nay, rẫy bắp bị sâu cắn phá. Gia đình tôi đã phun 3 lần thuốc BVTV mà vẫn thấy phân mới của sâu đùn lên từ phần nõn”.
Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, để phòng ngừa sâu keo mùa thu, người dân nên sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp). Bà Mai lưu ý thêm: Khi sâu xuất hiện với mật độ cao có thể sử dụng một trong những thuốc BVTV có hoạt chất như: Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb và Lufenuron. Giai đoạn cây có 4 đến 6 lá thì phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày, lượng nước khoảng 400-600 lít/ha và phun theo hàng để nõn và nách lá ướt đều 2 mặt. Ngoài ra, người dân có thể dùng biện pháp thủ công là sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn cây bắp để diệt sâu non; sử dụng bẫy dính màu vàng có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy đèn diệt sâu trưởng thành; làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng bắp để hạn chế nơi cư trú của sâu... Đặc biệt, bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện ổ trứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Xã Lơ Ku là nơi đầu tiên ở huyện Kbang xuất hiện sâu keo mùa thu hại bắp. Đây cũng là xã có diện tích bắp bị gây hại lớn nhất huyện. Ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã Lơ Ku-cho biết: “Khoảng cuối tháng 4, người dân báo lên xã có sâu gây hại trên cây bắp. Chúng tôi lập tức cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình, đồng thời báo cho huyện và các cơ quan chuyên môn. Đến nay, khoảng 20 ha bắp của các hộ dân thôn 1, thôn 2, làng Tăng, La Vi và Đak Kjông bị sâu keo mùa thu gây hại. Trong đó, 10 ha được bà con phun thuốc kịp thời, hiện chưa thấy sâu xuất hiện trở lại. Những diện tích còn lại, xã vận động nhân dân tiếp tục phun thuốc phòng ngừa; tuyên truyền bà con thường xuyên thăm nom ruộng rẫy, nhất là rẫy bắp để kịp thời phun thuốc, hạn chế sâu bệnh lây lan”.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang, đến nay, sâu keo mùa thu đã gây hại hơn 29 ha bắp trên địa bàn (xã Lơ Ku khoảng 20 ha, xã Krong 4 ha và thị trấn Kbang 5 ha). Ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho biết: “Để ngăn ngừa sâu keo mùa thu, huyện đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh; tập trung triển khai các giải pháp phòng ngừa, diệt trừ sâu bệnh hại. Trước mắt, các xã, thị trấn dùng nguồn ngân sách của mình hỗ trợ người dân mua thuốc BVTV kịp thời phun phòng ngừa sâu; khoanh vùng xử lý, phun thuốc BVTV đồng loạt; vận động người dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sớm phát hiện sâu gây hại và báo cáo chính quyền địa phương, ngành chức năng để kịp thời xử lý nhằm tránh lây lan”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.