Kbang: Ổn định hoạt động sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Kbang đang xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Kông Bơ La mới cũng như việc bố trí cán bộ, công chức dôi dư sau khi sáp nhập một phần xã Đăk Hlơ vào xã Kông Bơ La và xã Nghĩa An nhằm ổn định hoạt động sau khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính.

Mặc dù huyện Kbang chưa chính thức công bố phương án nhân sự lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Kông Bơ La mới cũng như việc bố trí cán bộ, công chức dôi dư sau khi sáp nhập một phần xã Đăk Hlơ vào xã Kông Bơ La và xã Nghĩa An nhưng phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức đều đồng thuận, thống nhất cao với phương án đưa ra. Đây là một thuận lợi lớn để các địa phương ổn định hoạt động sau khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính.

Đồng thuận nhận nhiệm vụ mới

Sau hơn 15 năm công tác tại UBND xã Đăk Hlơ, chị Nguyễn Thị Hằng-Công chức Tư pháp-Hộ tịch được điều động đến nhận nhiệm vụ tại UBND xã Tơ Tung theo đề án sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của huyện Kbang. Vị trí công chức Tư pháp-Hộ tịch của UBND xã Tơ Tung đang khuyết nên chị được lãnh đạo xã bố trí đảm nhiệm. Không chỉ vậy, quãng đường từ nhà (thôn 1, xã Đăk Hlơ cũ) đến nơi làm việc mới tầm 17 km, chị thuận lợi đi về trong ngày. Hơn nữa, chị còn được bố trí phòng nghỉ lại buổi trưa và tham gia bếp ăn tập thể.

Chị Hằng vui mừng cho biết: “Tôi cũng như những công chức khác đều đồng thuận, thống nhất cao với chủ trương điều động, luân chuyển sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Được bố trí đúng việc, lương và các khoản phụ cấp được chi trả theo quy định nên ai cũng yên tâm công tác”.

Tương tự, anh Nguyễn Hữu Đặng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Đăk Hlơ (cũ) cũng được điều động và bổ nhiệm chức danh Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Tơ Tung từ ngày 12-11. Anh Đặng cho biết: “Mặc dù có con nhỏ nhưng tôi sẵn sàng nhận vị trí công tác mới. Một khi xác định rõ nhiệm vụ, chủ động sắp xếp công việc gia đình thì khoảng cách không quan trọng. Giờ đường sá cũng được bê tông hóa, đi lại thuận tiện”.

anh-nguyen-huu-dang-chi-huy-truong-ban-chi-huy-quan-su-xa-dak-hlo-cu-den-nhan-cong-tac-sau-khi-co-quyet-dinh-dieu-dong-va-bo-nhiem-chuc-danh-chi-huy-truong-ban-chi-huy-quan-su-xa-to-tung.jpg
Anh Nguyễn Hữu Đặng (bìa phải)-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Đăk Hlơ (cũ) đến nhận công tác tại xã Tơ Tung. Ảnh: M.P

Theo ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung: “Xã vừa tiếp nhận 2 cán bộ, công chức về công tác tại địa phương. Trong đó, vị trí công chức Tư pháp-Hộ tịch xã thiếu từ nhiều tháng nay. Do vậy, chúng tôi yêu cầu công chức này tiếp nhận công việc ngay để đẩy nhanh tiến độ thực hiện số hóa sổ hộ tịch, cập nhật vào hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra. Mặt khác, chúng tôi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức tiếp cận với công việc, sắp xếp vị trí phù hợp với điều kiện năng lực của từng người nhằm góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao”.

Đảm bảo quyền lợi cán bộ, công chức

Trong khi chờ Ban Thường vụ Huyện ủy sắp xếp, bố trí cán bộ và công bố đề án sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, ông Bùi Phích-Chủ tịch UBND xã Đăk Hlơ (cũ) khẳng định: Việc sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, được cán bộ, công chức và người dân địa phương đồng thuận cao.

Công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo huyện. 100% cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cũng đều thống nhất cao.

“Cán bộ, công chức đều có tư tưởng thoải mái, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới, dù là ở tại chỗ hoặc nơi khác. Bản thân tôi dù tổ chức bố trí công tác ở vị trí nào, phân công nhiệm vụ gì thì cũng đều nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”-ông Phích khẳng định.

Còn ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã Nghĩa An thì cho hay: “Chúng tôi đã có kế hoạch tiếp nhận làng Lợt (xã Đăk Hlơ cũ) về xã Nghĩa An. Mặc dù chưa chính thức công bố việc sáp nhập nhưng chính quyền xã cũng tổ chức họp và giao cho các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến để bà con khỏi bỡ ngỡ khi chính thức trở thành công dân của xã Nghĩa An.

Bà con đồng thuận cao bởi phần lớn người dân ở đây có nguồn gốc từ xã Nghĩa An tách ra nên làng rất gần với trung tâm xã, thuận lợi cho việc làm các loại thủ tục giấy tờ. Trường học, chợ cũng gần hơn, thuận lợi về nhiều mặt”.

bo-phan-mot-cua-tai-ubnd-xa-dak-hlo-cu-van-duy-tri-hoat-dong-cho-cong-bo-phuong-an-nhan-su-lanh-dao-cap-uy-chinh-quyen-xa-kong-bo-la-moi.jpg
Bộ phận một cửa tại UBND xã Đăk Hlơ cũ vẫn duy trì hoạt động chờ công bố phương án nhân sự lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Kông bờ La (mới). Ảnh: M.P

Trao đổi với P.V, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phan Trần Thọ cho biết: Huyện ủy Kbang vừa thông qua Đề án giải thể Đảng bộ xã Đăk Hlơ, chuyển giao Chi bộ làng Lợt với 19 đảng viên thuộc Đảng bộ xã Đăk Hlơ về Đảng bộ xã Nghĩa An; sáp nhập 8 chi bộ còn lại với 136 đảng viên vào Đảng bộ xã Kông Bơ La và phương án nhân sự lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Kông Bơ La sau sáp nhập.

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kbang: Sau khi tiếp nhận Chi bộ làng Lợt thì Đảng bộ xã Nghĩa An có 10 chi bộ với 141 đảng viên. Tương tự, sau khi sáp nhập 8 chi bộ với 136 đảng viên của Đảng bộ xã Đăk Hlơ (cũ) thì Đảng bộ xã Kông Bơ La có 20 chi bộ trực thuộc với tổng số 318 đảng viên.

“Ban Thường vụ Huyện ủy giao HĐND huyện hướng dẫn xã thực hiện việc sáp nhập đại biểu HĐND cấp xã; UBND huyện tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy điều động, bố trí cán bộ, công chức cấp xã theo thẩm quyền sau khi sáp nhập, đồng thời giải quyết chế độ chính sách theo quy định cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và những người nghỉ việc do dôi dư sau khi sáp nhập.

Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và đoàn thể chính trị-xã hội huyện tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy về kiện toàn, sắp xếp bộ máy của Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội của xã Kông Bơ La sau khi sáp nhập để bảo đảm đi vào hoạt động hiệu quả”-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kbang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.