Kbang: Chú trọng phát triển cây dược liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 124.000 ha diện tích rừng tự nhiên, điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi; nguồn dược liệu phong phú và đa dạng là những lợi thế để huyện Kbang trồng, phát triển cây dược liệu, nâng cao thu nhập cho người dân.

Kbang hiện có hàng trăm loại thảo dược quý hiếm như: nấm linh chi, nấm cổ cò, lan kim tuyến, sa nhân... rất được thị trường ưa chuộng. Xác định đây là một trong những cây có giá trị kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Kbang đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát triển diện tích cây dược liệu.

 Mỗi năm gia đình ông Đinh Dũng (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang) thu nhập từ 45-60 triệu đồng từ mô hình trồng sa nhân tím dưới tán bời lời. Ảnh: Ngọc Minh
Mỗi năm gia đình ông Đinh Dũng (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang) thu nhập từ 45-60 triệu đồng từ mô hình trồng sa nhân tím dưới tán bời lời. Ảnh: Ngọc Minh



Cây dược liệu chủ yếu mọc dưới tán rừng thuộc các xã: Krong, Đak Rong, Sơ Pai, Sơn Lang và Kon Pne. Dựa vào sự phân bố này, huyện Kbang có quy hoạch vùng trồng, xác định chủng loại nhằm đảm bảo sự phát triển sinh trưởng. Ông Lê Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne, huyện Kbang cho hay: Năm 2017, từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ kinh phí để người dân trên địa bàn xã trồng thử nghiệm 2 ha cây sâm đá và 22,5 ha cây sa nhân tím. Cây được trồng trong điều kiện thổ nhưỡng, độ ẩm, chất mùn… tương đồng với môi trường rừng tự nhiên nên phát triển tốt. Đầu năm 2018, xã tiếp tục vận động người dân trồng hơn 10 ha cây sa nhân tím. “Tất cả diện tích cây dược liệu được trồng ở khu vực rừng giao cho người dân quản lý, bảo vệ. Người dân vừa có thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng, vừa tận dụng diện tích dưới tán rừng phát triển các loại cây dược liệu, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân”-ông Quang nhấn mạnh.

Trước đây cứ tới mùa khai thác các loại dược liệu, gia đình ông Đinh Dũng (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang) và người dân trong làng vào rừng thu hái về bán. Sau này nhiều người lấy, nên dược liệu khan hiếm, phải đi quãng đường khá xa, vào rừng sâu vô cùng vất vả nhưng nguồn dược liệu thu được chẳngbao nhiêu. Năm 2006, gia đình ông được huyện Kbang hỗ trợ 100 cây sa nhân tím trồng rải dưới tán cây bời lời trên diện tích 1 ha. “Đến này, cây mọc phủ kín vườn.Từ vườn cây này, tôi tách lấy giống tiếp tục trồng khoảng 1 ha nữa, cũng dưới tán bời  lời”-ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, cây sa nhân dễ trồng, không yêu cầu kỹ thuật cao, khâu chăm sóc đơn giản, chủ yếu cắt tỉa cây già. “Tôi trồng cây sa nhân hơn 10 năm nhưng chưa phải bón bất kỳ loại phân hoặc phun bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, cây phát triển hoàn toàn tự nhiên. Trồng khoảng 3-5 năm, cây cho quả, thu hoạch từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 10, bình quân 1 ha cho sản lượng 600-700 kg quả tươi. Sa nhân khô giá bán từ 150-250 ngàn đồng/kg. Mỗi năm thu về từ 45-60 triệu đồng/ha, giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập, phát triển kinh tế”-ông Dũng bộc bạch.

Được chính quyền địa phương khuyến khích, tạo điều kiện, anh Phạm Văn Hậu (thôn 1, xã Sơ Pai) đã mạnh dạn trồng gần 2 ha cây đương quy. Cây hợp thời tiết, đất đai nên phát triển tốt. Mỗi ha cho thu nhập trên 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Hiện nay, anh Hậu đang mở rộng diện tích cây đương quy và các cây dược liệu khác. Anh Hậu cho hay: anh đang tiến hành ươm cây đương quy để lấy giống trồng thêm 13 hatrên địa bàn xã Krong và Sơ Pai. “Ngoài ra, tôi dự kiến trồng khoảng 1.000 m2 cây hoàng kỳ và cây atiso”-anh Hậu nói.

Trao đổi với P.V, ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ quy hoạch vùng sản xuất cây dược liệu gắn với các mô hình sản xuất, khoanh nuôi dược liệu dưới tán rừng; sản xuất dược liệu trên nương rẫy và một số điểm sản xuất tập trung; triển khai trồng một số loại cây dược liệu như: lan kim tuyến, sâm dây, sâm đá, sâm cau, cây ba kích, hoàng đằng, cà gai leo, đương quy…

“Để phát triển diện tích cây dược liệu, huyện đã xuất gần 100 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp phát triển nông nghiệp hỗ trợ 21 hộ dân ở 2 xã Sơn Lang và Đak Rong trồng thêm 5 ha cây sa nhân tím dưới tán rừng. Bên cạnh đó, dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên cũng hỗ trợ 931,55 triệu đồng cho 169 hộ dân ở 4 xã Đak Rong, Krong, Sơn Lang và Kon Pne trồng 52,6 ha cây sa nhân tím…”-ông Tình cho biết thêm.

Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.