Israel tấn công mục tiêu từ 2.000 km, Mỹ tăng cường hiện diện ở Trung Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo nước này sẽ tấn công kẻ thù ở bất kỳ khoảng cách nào thì người đồng cấp phía Mỹ đã cho phép quân đội tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông.

Vị trí Ieerael và Yemen, Đồ họa AFP.jpg
Vị trí Israel và Yemen. Đồ họa: AFP

Ngày 29-9, quân đội Israel tấn công khoảng 120 mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon và sâu bên trong lãnh thổ nước này.

Các mục tiêu bao gồm cơ sở hạ tầng của Hezbollah và “trụ sở quan trọng được các đơn vị khác nhau của Hezbollah sử dụng”.

Cùng ngày, Tel Aviv tuyên bố tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen, cách Israel hơn 2.000 km, để đáp trả việc nhóm vũ trang nhiều lần phóng tên lửa nhằm vào nước này.

Phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) David Avraham nói: "IDF tấn công các nhà máy điện và một cảng được dùng để nhập khẩu dầu. Thông qua những hạ tầng này, Houthi vận chuyển vũ khí của Iran vào khu vực và hàng hóa cho mục đích quân sự, trong đó có dầu". Đợt tập kích nhằm đáp trả những lần Houthi phóng tên lửa nhằm vào lãnh thổ Israel gần đây.

Kênh Al-Masirah của Houthi ngày 29-9 đưa tin về "sự gây hấn của Israel vào Hodeidah", thêm rằng các đòn tập kích "nhằm vào cảng Hodeidah và Ras Issa cùng hai trạm điện".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani lên án động thái của Israel.

Đợt tập kích của IDF diễn ra sau khi Houthi hôm 28-9 phóng một tên lửa đạn đạo nhằm vào sân bay Ben Gurion, miền trung Israel, gần thời điểm máy bay chở Thủ tướng Benjamin Netanyahu tới đây. Phòng không Israel tuyên bố bắn hạ quả đạn "bên ngoài biên giới nước này".

Houthi đang kiểm soát nhiều phần lãnh thổ Yemen, trong đó có thủ đô Sanaa. Nhóm đối đầu với liên minh quân sự do Arab Saudi dẫn đầu, bên can thiệp vào Yemen từ tháng 3-2015 nhằm khôi phục chính quyền được quốc tế công nhận của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi.

Houthi là thành viên trong "trục kháng chiến" được Iran hậu thuẫn để đối phó sự ảnh hưởng của Israel và Mỹ ở Trung Đông. Hamas, nhóm vũ trang ở Gaza, và lực lượng Hezbollah ở Lebanon cũng thuộc trục này.

Thể hiện trách nhiệm với đồng minh Israel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 29-9 đã cho phép quân đội nước này tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông với các khả năng hỗ trợ "phòng thủ" của không quân và đặt các lực lượng khác vào trạng thái sẵn sàng cao hơn nhằm "nâng cao khả năng ứng phó với nhiều tình huống bất ngờ".

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Không quân Patrick Ryder nói: "Bộ trưởng Austin đã nói rõ rằng nếu Iran, các đối tác hoặc các lực lượng ủy nhiệm của họ lợi dụng thời điểm này để nhắm vào quân nhân hoặc lợi ích của Mỹ trong khu vực, thì Washington sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ người của chúng tôi".

Có thể bạn quan tâm

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

(GLO)- Cùng với sư cạnh tranh quyết liệt giữa đại diện 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, giới thạo tin cũng vừa cho biết Mỹ đã chi gần 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử năm 2024. Phần thắng thuộc về bà Harris hay ông Trump phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả công bố sớm hay muộn sau ngày bầu cử.

Một người đàn ông đính kèm thông báo tạm dừng chương trình tham quan khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách 2 miền Triều Tiên tại Paju, Hàn Quốc vào ngày 15-10. Ảnh: Yonhap

Triều Tiên công bố sách trắng cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân

(GLO)- Ngày 3-11, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố sách trắng do Viện Nghiên cứu quốc gia thù địch của Triều Tiên biên soạn, trong đó cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện các chính sách khiến đất nước này bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.