Ia Sao đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Để Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đạt hiệu quả, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đẩy mạnh hoạt động truyền thông giúp người dân thay đổi nhận thức, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đa dạng hình thức truyền thông

Ông Nay Thôn-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hoang 1-cho biết: Buôn hiện có 203 hộ, hầu hết là đồng bào dân tộc Jrai. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, một số hộ còn gặp khó khăn. Để giúp người dân nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thoát nghèo bền vững, những năm gần đây, cùng với hệ thống cụm loa truyền thanh của xã, cán bộ thường xuyên đến từng nhà hoặc lồng ghép trong các cuộc họp để tuyên truyền, vận động bà con tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, các cơ quan, ban ngành địa phương huy động các nguồn lực hỗ trợ bò, dê, xây dựng nhà vệ sinh cho các hộ nghèo, cận nghèo. Nhờ đó, năm 2022, buôn Hoang 1 có 10 hộ thoát nghèo, 12 hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Ia Sao đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững ảnh 1

Thôn trưởng Buôn Hoang 1 vận động người dân phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Diệp

“Thông qua hệ thống loa truyền thanh, xem ti vi và tuyên truyền trực tiếp, bà con trong buôn đã từng bước thay đổi nhận thức, học tập những tấm gương vượt khó trong sản xuất và học tập các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Từ đó, áp dụng vào sản xuất của gia đình. Đây là cách truyền thông hữu ích và hiệu quả”-ông Thôn nói.

Ngoài ra, Hội Nông dân xã còn hỗ trợ cây-con giống, mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để người dân áp dụng trong phát triển kinh tế gia đình.

Bà Nay HChoát-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân buôn HLiếp-chia sẻ: Thông qua hệ thống loa truyền thanh và tuyên truyền trực tiếp đã giúp cho bà con học tập những mô hình hay, gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Trong đó, Chi hội tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hội viên cách trồng điều, mì, lúa nước và tập trung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tham gia mua bảo hiểm y tế.

Giúp người dân thay đổi nhận thức

Những năm trước, gia đình bà Ksor H’Lý (buôn Hoang 1) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2020, qua tuyên truyền, vận động, gia đình bà đã mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn giảm nghèo để đầu tư mua bò sinh sản, trồng mì, lúa nước, đồng thời kéo nước sạch về sử dụng. Đến cuối năm 2020, gia đình bà đã thoát nghèo.

“Qua sự tuyên truyền, vận động của cán bộ xã và buôn, tôi được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay, tôi vẫn thường xem ti vi, nghe đài truyền thanh xã cũng như tham gia các cuộc họp để tìm hiểu, học tập những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả”-bà H’Lý cho hay.

Ia Sao đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững ảnh 2

Người dân xã Ia Sao đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Tánh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao-nhấn mạnh: Thời gian qua, UBND xã phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách liên quan đến công tác giảm nghèo cho người dân. Từ đó, bà con nâng cao nhận thức, tiếp cận nhiều thông tin về các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, gương điển hình trong làm giàu.

Năm 2022, nhờ đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao có 21 hộ thoát nghèo. Hiện tại, xã còn 56 hộ nghèo, chiếm 5,74% và 49 hộ cận nghèo, chiếm 5,2%.

“Mới đây, Đảng ủy xã đã xây dựng đội ngũ nòng cốt tuyên truyền miệng gồm 18 thành viên để đẩy mạnh truyền thông đến người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó chú trọng tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cùng với đó, các thôn, buôn cũng đã thành lập “Tổ dân vận” gồm 4 thành viên với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tập trung phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no và làm giàu trên mảnh đất quê hương”-Phó Chủ tịch UBND xã thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

(GLO)-

Sáng 29-5, tại Nhà thi đấu huyện Ia Grai, Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đã tổ chức sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu của chi nhánh”.

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

(GLO)- Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) được thành lập theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 30-5-1994 của UBND tỉnh Gia Lai với nhiệm vụ làm “cầu nối” để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Trong 29 năm qua, Trung tâm luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững.

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

(GLO)- Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của Công ty TNHH Minh Khánh Gia Lai (663 Quang Trung, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) và Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở thêm một hướng thoát nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Vừa qua, UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị bàn về giải pháp đầu tư, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, huyện kỳ vọng sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng các chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Cây dừa “bén đất” Kbang

Cây dừa “bén đất” Kbang

(GLO)- Để phát triển kinh tế, một số người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai xuống Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) mua dừa giống về trồng. Trên vùng đất cao nguyên nắng gió, cây dừa sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại thu nhập cao cho người trồng.

Đường giao thông nội ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa

Tổng vốn chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 trên 50,5 tỷ đồng

(GLO)- Theo thông tin từ UBND huyện Krông Pa, giai đoạn 2021-2023 tổng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 50,590 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 35,742 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4,818 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 9,550 tỷ đồng, vốn huy động khác 480 triệu đồng.
Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

(GLO)- Thời gian gần đây, thấy cây chanh dây mang lại lợi nhuận kinh tế cao, nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang (tỉnh Gia Lai)… đã đổ xô trồng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chanh dây rớt giá. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo người trồng chanh dây cần liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để bảo đảm phát triển bền vững.