Ia Phí phát huy vai trò người có uy tín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đội ngũ già làng và người có uy tín ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã phát huy vai trò cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, góp phần giữ vững an ninh trật tự và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Xã Ia Phí có 13 làng đồng bào dân tộc thiểu số với 1.804 hộ/7.519 khẩu. Thời gian qua, các già làng, người có uy tín trên địa bàn xã đã phát huy vai trò hạt nhân trong cộng đồng, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là bài trừ các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt quy ước, hương ước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Già làng Rơ Châm Rích (SN 1955, làng Yăng 2) cho hay: Hơn 20 năm được người dân tín nhiệm bầu làm già làng, ông luôn đi đầu trong các phong trào và là người gắn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hóa.

Ông thường xuyên cùng Ban Nhân dân thôn, Mặt trận và các đoàn thể đến từng hộ dân để trò chuyện, kết hợp tuyên truyền, vận động bà con đề cao cảnh giác, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục gây rối an ninh trật tự; động viên lớp trẻ thực hiện nếp sống văn minh, đã uống rượu bia không điều khiển phương tiện giao thông, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống, không gây gổ đánh nhau, động viên con cháu cố gắng tập trung học hành; động viên gia đình có con em đủ tuổi đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Nhờ đó, nhiều năm qua, tình trạng vi phạm pháp luật giảm đáng kể, không có khiếu kiện, khiếu nại phức tạp, vượt cấp, không còn tình trạng thanh niên các làng đánh nhau; an ninh trật tự luôn ổn định; người dân cùng đoàn kết xây dựng làng ngày một giàu đẹp.

Già làng Rơ Châm Blaih (bìa phải) tuyên truyền, vận động người dân xây dựng nếp sống văn minh, đoàn kết và phát triển kinh tế. Ảnh: L.N

Già làng Rơ Châm Blaih (bìa phải) tuyên truyền, vận động người dân xây dựng nếp sống văn minh, đoàn kết và phát triển kinh tế. Ảnh: L.N

Năm 1996, ông Rơ Châm Rích là người đầu tiên trong làng mạnh dạn đưa 120 cây cà phê về trồng thử nghiệm. Thấy ông làm hiệu quả nên dân làng quyết định chuyển đổi cây trồng để phát triển kinh tế. Hiện nay, đời sống của bà con dân làng đã được nâng lên, cuộc sống ổn định, nhiều gia đình có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang.

“Để bà con nghe và làm theo, mình phải gương mẫu đi đầu. Hiện gia đình mình có 2 ha cà phê, 2 ha cao su, 0,5 sào lúa nước. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi năm, gia đình tích lũy khoảng 300 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mình còn vận động người dân chuyển đổi cây trồng, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cà phê, cao su; chia sẻ kinh nghiệm để mọi người cùng thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no”-già làng Rích chia sẻ.

Còn già làng Rơ Châm Blaih (SN 1952, làng Prép) thì cho biết: Hơn 20 năm qua, ông luôn gương mẫu và tích cực tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, ông hướng dẫn, động viên dân làng tích cực lao động sản xuất, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Blaih, để người dân tin tưởng và làm theo, trước hết bản thân ông phải gương mẫu, nói được, làm được. Do đó, ông luôn cố gắng tìm tòi, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, gia đình ông có khoảng 3 ha cà phê. Mỗi năm, nguồn thu nhập từ cây cà phê khoảng 200 triệu đồng. Thời gian tới, thu nhập sẽ tăng lên khi cây sầu riêng (trồng xen) cho thu hoạch.

“Được bà con tín nhiệm, chính quyền địa phương tin tưởng, mình phải có trách nhiệm trong việc tuyên truyền người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế để có cuộc sống ấm no, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng quê hương ngày càng phát triển”-ông Blaih tâm sự.

Già làng Rơ Châm Blaih (sinh năm 1952)-làng Prép dang chăm sóc vườn cây cà phê của gia đình. Ảnh: L.N

Già làng Rơ Châm Blaih (sinh năm 1952)-làng Prép dang chăm sóc vườn cây cà phê của gia đình. Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Rơ Châm Laoh-Chủ tịch UBND xã Ia Phí-khẳng định: Thời gian qua, các già làng, người có uy tín luôn đi đầu trong các phong trào, cuộc vận động tại địa phương, tích cực vận động bà con xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa, giúp người dân địa phương từng bước thoát nghèo, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Nhờ sự chung tay góp sức của họ, cuối năm 2023, toàn xã còn 201 hộ nghèo (chiếm 11,14%), giảm 51 hộ so với năm 2022; 326 hộ cận nghèo (chiếm 18,07%), giảm 19 hộ so với cuối năm 2022; thu nhập bình quân đầu người khoảng 20 triệu đồng/năm.

“Thời gian đến, chúng tôi tiếp tục quan tâm, động viên đội ngũ già làng, người có uy tín để họ luôn là những “cánh tay nối dài”, đồng hành với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và xây dựng nông thôn mới”-Chủ tịch UBND xã thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Già làng Nay Hen (bìa trái, buôn Jứ, xã Ia Broắi) hướng dẫn người dân chuẩn bị cây giống thuốc lá. Ảnh: L.N

Ia Pa phát huy vai trò người uy tín

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc và giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.