Ia Grai: Quan tâm thực hiện chính sách dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Ia Grai có hơn 45% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, Đảng bộ huyện đã chú trọng lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX).

Ông Dương Mah Tiệp-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: “Dưới sự lãnh đạo của Thường trực và Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành quan tâm thực hiện chính sách dân tộc, tập trung kết hợp nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như các lĩnh vực xã hội liên quan đến đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS”.


 

Trao đổi về thực hiện công tác dân tộc ở cơ sở. Ảnh: L.T
Trao đổi về thực hiện công tác dân tộc ở cơ sở. Ảnh: L.T

Từ nguồn vốn Chương trình 135 thuộc hợp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện đã triển khai xây dựng và sửa chữa 82 công trình giao thông với tổng kinh phí 37,5 tỷ đồng. Đồng thời, huyện hỗ trợ hơn 300 con bò giống, hơn 350 tấn phân bón các loại với tổng kinh phí trên 9,2 tỷ đồng; mở gần 10 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho người dân các xã, thôn đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo trong đồng bào DTTS.

Theo ông Nguyễn Văn Đính-Trưởng phòng Dân tộc huyện: “Từ nguồn vốn tỉnh phân bổ, huyện đã thực hiện 8 điểm định canh định cư xen ghép tại 8 xã cho 287 hộ với 1.110 khẩu, tổng kinh phí 10,9 tỷ đồng; triển khai 1 dự án định canh định cư tập trung tại xã Ia O với tổng kinh phí hơn 6,2 tỷ đồng, tạo nhiều thuận lợi cho người dân trong sản xuất và sinh hoạt. Riêng năm 2019, UBND huyện đã phân khai hơn 8 tỷ đồng giao các xã và đơn vị liên quan xây dựng 19 công trình giao thông, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Qua đó, góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, tăng năng suất lao động, tạo thu nhập cho người dân tại chỗ”.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang-thiết bị của hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được trang bị góp phần kiểm soát các bệnh: sốt rét, bướu cổ, lao, phong... Toàn huyện hiện có 2 trạm y tế trung tâm cụm xã và 11 trạm y tế xã, trong đó có 2/13 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã tập trung mở rộng, nâng cấp hệ thống trường lớp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS. Ông Phạm Văn Đại-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện-cho hay: “Toàn huyện có hơn 12.000 học sinh DTTS. Toàn bộ học sinh con hộ nghèo và cận nghèo được miễn giảm học phí theo quy định; trên 12.000 lượt học sinh các cấp được hỗ trợ chi phí học tập và chính sách nội trú. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi mẫu giáo đạt trên 90%, tiểu học đạt trên 98,5%, THCS đạt 94,4%. Hoạt động của Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện được duy trì hiệu quả, tạo điều kiện cho nhiều con em đồng bào DTTS khó khăn theo học. Công tác đào tạo nghề và hướng nghiệp cho học sinh DTTS cũng luôn được quan tâm”.

Xã Ia O là địa phương tiêu biểu trong thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Ia Grai. Đây là xã vùng II thuộc địa bàn biên giới, có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 59% dân số. Từ nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ, cơ sở hạ tầng của xã đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Hiện hệ thống đường nhựa đã nối thông từ trung tâm xã đến các thôn, làng; 9/9 thôn, làng được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch sinh hoạt. Ông Siu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã-cho biết: “Xã cùng với hệ thống chính trị các thôn, làng tuyên truyền, vận động nhân dân chăm lo phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, xã phối hợp với các đơn vị kinh tế đứng chân trên địa bàn giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 8,5%”.

 

Ông Ksor Oét-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ia Grai: “Thời gian tới, huyện sẽ tập trung nguồn lực đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn, các xã vùng DTTS; huy động và lồng ghép đồng bộ các nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, gìn giữ không gian phát triển cho người DTTS; chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, huyện sẽ chú trọng  quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người DTTS”.

Cùng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, Đảng bộ huyện Ia Grai còn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS. Toàn huyện hiện có gần 700 cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS. Giai đoạn 2014-2019, địa phương đã cử hơn 200 lượt cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước nhằm từng bước nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Huyện cũng quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín tại các thôn, làng với hơn 90 người. Đội ngũ này được quan tâm thăm hỏi, hỗ trợ, giải quyết đầy đủ các chế độ; được cấp các ấn phẩm báo chí và tổ chức đi tham quan học hỏi... 
 

Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.