Cồng chiêng thường xuyên được sử dụng, thực hành thông qua 132 đội cồng chiêng người lớn và thanh thiếu nhi. Kông Chro cũng là địa phương có số lượng đội chiêng nữ nhiều nhất cả tỉnh gồm 23 đội với trên 1.000 thành viên, chủ yếu là phụ nữ Bahnar.
Cũng theo kết quả kiểm kê, toàn huyện còn 25 nghệ nhân chỉnh chiêng, 474 nghệ nhân đan lát, 553 nghệ nhân dệt thổ cẩm; 98 nghệ nhân tạc tượng; 78 nghệ nhân hát dân ca, 18 nghệ nhân hơmon (hát kể sử thi).
Đội cồng chiêng huyện Kông Chro trình diễn tại Festival văn hóa cồng chiêng năm 2023 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hoàng Ngọc |
Các nhạc cụ truyền thống như đàn goong, t’rưng, kni, klông pút, vẫn được các nghệ nhân sử dụng phổ biến, rộng rãi ở các thôn, làng. Ngoài ra, một số nơi còn sử dụng các loại đàn bầu, kèn đinh đuk, kèn avơng, sáo…
Qua kiểm kê, huyện đã lập 845 hồ sơ di sản phi vật thể. Đây là cơ sở để nhận diện, phân loại, xác định giá trị, khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống cộng đồng dân cư trên địa bàn. Qua đó phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch ở địa phương.