Kông Chro bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chung tay bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Nhờ đó, địa phương này được đánh giá là nơi còn nhiều “trầm tích” văn hóa của tỉnh.

Chung tay bảo tồn

Trò chuyện với chúng tôi trong ngôi nhà rông nổi bật giữa khu dân cư, ông Đinh Văn Drênh-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố Plei-Pyang (thị trấn Kông Chro) cho biết: Tổ dân phố có 380 hộ với hơn 800 khẩu, người Bahnar chiếm 80%. Cách đây hơn 10 năm, nhà rông cũ dựng bằng tranh tre nứa lá đã xuống cấp, ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa của cộng đồng.

Trước tình hình đó, tổ dân phố tiến hành họp lấy ý kiến người dân để xây dựng nhà rông mới. Được bà con đồng tình hưởng ứng, năm 2011, nhà rông được khởi công xây dựng trên khoảnh đất rộng, cao ráo, cách nhà rông cũ 100 m. Mỗi ngày, hơn chục người có kinh nghiệm xây dựng nhà và thanh niên khỏe mạnh cần mẫn làm việc. Năm 2014, nhà rông hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng diện tích 180 m2. Toàn bộ kinh phí 500 triệu đồng cùng hàng trăm ngày công đều do người dân tự nguyện đóng góp.

Định kỳ 2 năm/lần, huyện Kông Chro tổ chức liên hoan cồng chiêng thu hút đông đảo nghệ nhân ở các buôn làng tham gia. Ảnh: An Phát

Định kỳ 2 năm/lần, huyện Kông Chro tổ chức liên hoan cồng chiêng thu hút đông đảo nghệ nhân ở các buôn làng tham gia. Ảnh: An Phát

Cùng với xây dựng nhà rông, người dân tổ dân phố Plei-Pyang còn duy trì các lễ hội truyền thống, đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, hát dân ca, đan lát. Một số hộ sở hữu nhiều bộ chiêng cổ, nồi đồng quý, khung dệt vải lâu năm. “Trong tổ hiện có 2 nghệ nhân tạc tượng và 1 nghệ nhân chỉnh chiêng được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú. Đây là niềm vinh dự của tổ dân phố, cũng là ghi nhận sự nỗ lực của các nghệ nhân trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống ông cha”-ông Drênh tự hào nói.

Kể về công tác bảo tồn bản sắc văn hóa, già làng Đinh Thanh Hóa (làng Nhang Lớn, xã Đak Kơ Ning) cho hay: Những năm qua, người dân tích cực tham gia đội cồng chiêng, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ. Bà con còn đóng góp nhiều ý kiến hay để xây dựng quy ước, hương ước gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo… được dân làng gìn giữ, lưu truyền.

Theo ông Hóa, để phù hợp với nếp sống văn minh, một số tập tục lạc hậu dần được loại bỏ. Hiện tại, làng duy trì 4 nghi lễ truyền thống gồm: bỏ mả, cầu mưa, cúng kêu gọi linh hồn các loại cây trồng về làng, đóng cửa kho. “Điểm chung của các nghi lễ là cầu xin Yàng ban cho dân làng được mạnh khỏe, đời sống ấm no, đủ đầy. Thông qua lễ hội, cộng đồng sum họp, tình làng nghĩa xóm thêm gắn kết”-ông Hóa giải thích.

Nồi đồng quý được người dân ở tổ dân phố Plei-Pyang, thị trấn Kông Chro gìn giữ cẩn thận. Ảnh: An Phát

Nồi đồng quý được người dân ở tổ dân phố Plei-Pyang, thị trấn Kông Chro gìn giữ cẩn thận. Ảnh: An Phát

Xã Đak Kơ Ning có 4 thôn, làng với 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc Bahnar chiếm đa số, còn lại là người Tày, Mường, Jrai và Kinh. Những năm qua, công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng. Chủ tịch UBND xã Phạm Huy Vân cho biết: “Hàng năm, xã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với địa phương; tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bên cạnh đó, nhiều hội thi, hội diễn được tổ chức thường xuyên, tạo sự gắn kết trong cộng đồng các dân tộc, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa”.

Kế thừa, phát huy

Đến nay, 74 thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện Kông Chro đã thành lập 104 đội chiêng người lớn, 23 đội cồng chiêng nữ và 5 đội cồng chiêng “nhí”. Toàn huyện có 25 nghệ nhân, người biết chỉnh chiêng; 98 nghệ nhân, người biết tạc tượng; 100 nghệ nhân, người biết hát dân ca, hơmon; 355 người biết sử dụng nhạc cụ dân tộc. Các thôn, làng, tổ dân phố gìn giữ 537 bộ cồng chiêng; 102 nhà rông khang trang, cơ bản giữ được nét truyền thống độc đáo.

Tại nhà rông (tổ dân phố Plei-Pyang, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro)-nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, tổ chức lễ hội quan trọng. Ảnh: An Phát

Tại nhà rông (tổ dân phố Plei-Pyang, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro)-nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, tổ chức lễ hội quan trọng. Ảnh: An Phát

Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Nguyễn Văn Đát cho rằng, buôn làng là cái nôi chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc. Cũng theo ông Đát, định kỳ 2 năm/lần, huyện tổ chức liên hoan cồng chiêng thu hút đông đảo nghệ nhân, người dân tham gia. Hàng năm, ngành Văn hóa chọn lựa và thành lập đội tham gia giao lưu, dự hội thi, các sự kiện văn hóa văn nghệ, Festival cồng chiêng do tỉnh tổ chức.

Trao đổi về định hướng trong những năm tới, Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Văn Súy cho biết: Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 15-KH/TU của Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, khuyến khích các xã, thị trấn tổ chức lễ hội, tạo điều kiện cho bà con giao lưu, học hỏi, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Phát huy vai trò của đội ngũ nghệ nhân, khuyến khích việc truyền dạy các giá trị văn hóa phi vật thể như: cồng chiêng, xoang, hát dân ca, nhạc cụ, các nghi thức trong lễ hội… tại các thôn, làng, tổ dân phố.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.