Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ Ia Ring:Sản xuất hồ tiêu an toàn,bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2016, Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ Ia Ring được thành lập trên cơ sở dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu Chư Sê”. Đây là hợp tác xã (HTX) kiểu mới liên kết với doanh nghiệp để thu hút người trồng hồ tiêu tham gia sản xuất và tiêu thụ theo hướng an toàn, bền vững.
 Vườn tiêu của một thành viên HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Ia Ring. Ảnh: N.D
Vườn tiêu của một thành viên HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Ia Ring. Ảnh: N.D
Chư Sê là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh. Những năm trước, giá hồ tiêu tăng cao đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình nơi đây. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá hồ tiêu xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người nông dân. Trước thực tế này, năm 2016, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã hỗ trợ Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai) triển khai dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu Chư Sê”. Đặc biệt, xây dựng một HTX kiểu mới liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị hồ tiêu để thu hút người trồng hồ tiêu tham gia sản xuất và tiêu thụ theo hướng an toàn, bền vững, năng suất và chất lượng.

Ông Trần Quốc Hưng-Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Ia Ring: “Mô hình hoạt động của HTX kiểu mới liên kết với doanh nghiệp đang vận hành khá tốt. Năm nay, HTX liên kết với các công ty cung ứng 80 tấn phân bón các loại cùng giống hồ tiêu  đảm bảo chất lượng. Hiện HTX đang tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hồ tiêu do các thành viên HTX sản xuất”.

Trên cơ sở các tổ hợp tác liên kết sản xuất hồ tiêu tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) đã hoạt động từ những năm trước còn manh mún, chưa thực sự hiệu quả, năm 2016, Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai dự án với ưu tiên kết nối với Công ty Phân bón Quế Lâm Tây Nguyên, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cùng các cơ quan chuyên môn của huyện để thường xuyên mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất hồ tiêu bền vững. Đặc biệt, nâng cấp các tổ hợp tác liên kết sản xuất hồ tiêu trước đây lên HTX, hoạt động theo mô hình liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp cùng với tiêu thụ sản phẩm theo giá cả thị trường. Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành của tỉnh và huyện Chư Sê, HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Ia Ring được thành lập và đi vào hoạt động theo mô hình mới, qua đó từng bước phát huy hiệu quả, giúp các thành viên HTX tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Là một trong những thành viên đầu tiên của HTX, ông Đặng Văn Tám-thôn Ia Ring (xã Ia Tiêm) cho biết: “Trước hết, HTX giúp người trồng hồ tiêu chúng tôi tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đặc biệt là liên kết với “4 nhà” để tạo ra sản phẩm hồ tiêu chất lượng. Bên cạnh đó, các thành viên HTX được học tập, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu chất lượng bền vững theo mô hình VietGAP để có giấy chứng nhận xây dựng thương hiệu trong sản xuất và tiêu thụ. Sau 3 năm tham gia, tôi áp dụng đúng quy trình tập huấn về phát triển hồ tiêu bền vững theo hướng hữu cơ. Theo đó, chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giảm hơn so với trước đây. Hiện tại vườn hồ tiêu của gia đình phát triển tốt”. Cũng là thành viên của HTX, ông Nguyễn Văn Hương (cùng thôn) cho hay: “Gia đình tôi trồng khoảng 1.000 trụ hồ tiêu và tham gia tổ liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững từ lúc mới thành lập cho đến khi thành lập HTX. Đây là nơi đại diện tổ liên kết giao dịch với các công ty phân bón và các cơ quan của tỉnh, huyện nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con. Hoạt động của HTX rất hữu ích, giúp định hướng lâu dài cho bà con mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận”.
Nguyễn Hồng
--------------------
CHUYÊN ĐỀ CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.