(GLO)- Ngày 23 và 24-5, tại Hội trường 15-9, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức Liên hoan Tiếng hát sơn ca trong học sinh tiểu học và THCS năm 2023.
Tham gia liên hoan có 15 đoàn với hơn 800 em học sinh của 2 bậc học tiểu học và THCS trong huyện.
Tiết mục dự thi của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Kông Chro. Ảnh: Phương Liên
Các đơn vị tham gia liên hoan thể hiện hơn 70 tiết mục ở 5 thể loại: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca và múa với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Đoàn, Hội, Đội, truyền thống dân tộc, quê hương đất nước, tuổi thơ, ông bà, cha mẹ, thầy-cô giáo, bạn bè.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, các đơn vị đã có chuẩn bị chu đáo từ trang phục, đạo cụ thông qua hình thức trình diễn sân khấu hóa với những giọng ca ngọt ngào, sâu lắng, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho từng thể loại; đồng thời trao 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích toàn đoàn cho các đơn vị tham gia ở mỗi khối thi. Theo đó, ở khối Tiểu học, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đạt giải nhất toàn đoàn; khối THCS, Trường THCS Quang Trung đạt giải nhất toàn đoàn. Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện cũng có phần thưởng dành cho 2 đơn vị đạt giải nhất toàn đoàn.
Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập huyện Kông Chro (30/5/1988-30/5/2023).
(GLO)- Hơn 1 tháng sau ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17-3-1975), tôi từ Trường Cơ yếu K5 (Hội An, Quảng Nam) về thăm lại cơ quan cũ là Văn phòng Tỉnh ủy, nơi tôi ở trước khi đi học, năm 1974. Sau giải phóng, Tỉnh ủy đặt trụ sở từ nhà số 21 đến 33 và 20 Lê Hồng Phong. Những người trong cơ quan từ căn cứ K10 (Krong, Kbang) ra, họ đón tôi nhiệt tình, vui vẻ, chia sẻ bao điều mới lạ làm tôi bớt đi những bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng rồi tôi cũng đã hết phép, phải trở lại trường học cho hết khóa. Cuối năm 1976, tôi lại về nhận công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy.
Trong tổng số 157 tác phẩm vào vòng chung khảo, Hội đồng chấm giải đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 9 giải A, 24 giải B, 46 giải C và một số giải khuyến khích để trao giải thưởng.
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật là những đặc trưng tiêu biểu trong lao động sản xuất, đời sống vật chất, đời sống tinh thần... của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
(GLO)- Tôi đọc Trần Hồng Giang từ rất lâu, trên mạng và trên báo. Biết anh là một chuyên gia IT, có việc gì cần về mạng là lại ới anh, dù nửa đêm. Rồi biết thêm anh rất giỏi tiếng Anh. Và cho tới khi đã thân nhau, vẫn trên mạng thì tôi mới biết hoàn cảnh éo le của anh. Một trận ốm hồi nhỏ khiến anh phải gắn chặt với giường và xe lăn.
"Đại bàng tái sinh" dành cho mọi đối tượng độc giả yêu thích các tác phẩm văn học thể loại phiêu lưu, đặc biệt là các bạn đọc nhỏ yêu thích cách viết hài hước.
Qua 3 lần tổ chức, Lễ hội Áo dài đã trở thành một sự kiện văn hóa-du lịch nổi bật, tạo được dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách tại tỉnh Khánh Hòa.
(GLO)- Luôn đổi mới, sáng tạo trong cách thức tổ chức là tiêu chí mà Thư viện tỉnh Gia Lai đặt ra để thu hút bạn đọc, nhất là độc giả nhỏ tuổi. Năm nay, chương trình “Trang sách mùa hè” tiếp tục mở ra như một sân chơi hấp dẫn, mới mẻ đáng được đón đợi.
(GLO)- Về làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), chúng ta dễ dàng bắt gặp những nghệ nhân “nhí” chân trần say sưa với nhịp chiêng, điệu xoang. Những “búp măng” ấy đang góp phần tạo nên sức sống mới cho văn hóa truyền thống dân tộc.
(GLO)- Sáng 31-5, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp với huyện Kbang ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung). Đây là CLB điểm triển khai thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Đó là một trong những mục tiêu đặt ra tại kế hoạch số 1251/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”.
(GLO)- Với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành”, Liên hoan tiếng hát binh nhì do Bộ Tham mưu Quân đoàn 3 tổ chức trở thành sân chơi bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội.
(GLO)- Tiếng gọi “ơi đò” chợt vang lên, đưa tôi về bến cũ ngày xưa. Tôi thả bước ra phía bờ sông. Con sông chảy qua làng, uốn một nét mềm mại nên thơ. Tôi thầm lặng men theo từng kỷ niệm. Này là bãi bồi ngút ngát màu xanh của bắp, của khoai. Này là con đê trườn đi trong sương mù, những cụm cỏ non nhú mầm dưới nắng sớm. Còn phía xa xa kia, là vạt lau ken dày, vươn ngọn trắng ảo mờ lẫn cùng bóng hoàng hôn, là cánh đồng lúa mênh mông, chấp chới bóng cò trắng bay về núi xa.
(GLO)- Người Tây Nguyên có các món ẩm thực vô cùng phong phú gắn với môi trường sống tự nhiên. Không quá cầu kỳ trong chế biến hay nặng về yếu tố trang trí, ẩm thực bản địa có sức hấp dẫn riêng, mang đậm dấu ấn văn hóa “thuận tự nhiên”.
(GLO)- Ngày 28-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) tổ chức lễ công bố xác lập kỷ lục thế giới cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” của bà Ngô Thị Thanh Tâm (TP. Hồ Chí Minh) là Bộ sưu tập ấm-chén trà Tử sa ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất thế giới.
Ngày xưa, thời tôi học tiểu học, từ nhà tới trường không xa mấy, chỉ qua độ mấy quãng đồng. Sáng ra khỏi nhà đi bộ tới trường, ủ trong cặp củ khoai mì luộc hoặc khoai lang nướng, vậy là đủ no tới trưa.
(GLO)- Nhằm đưa không gian văn hóa cồng chiêng đến gần hơn với người dân, hàng quý, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã Ayun Pa tổ chức trình diễn cồng chiêng đường phố. Hoạt động này thu hút hàng trăm người dân và du khách theo dõi, cổ vũ.
Đêm mưa tỉnh lẻ, nằm nghe tiếng bù tọt kêu, nghe nhà bên ca cổ Đêm lạnh chùa hoang rồi nhớ, rồi thèm những đêm trốn nhà đi coi hát, thèm được má đánh đòn roi tre...