Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Liên hoan tiếng hát tuyên truyền viên tỉnh Gia Lai lần thứ I vừa bế mạc sau 2 đêm diễn ra (11 và 12-5). Trong lần đầu tiên tổ chức, chương trình đã mang đến không khí giao lưu sôi nổi, tiếp thêm sinh khí cho hoạt động của các tuyên truyền viên ở cơ sở.

Đến với liên hoan, các tuyên truyền viên đến từ 14 Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao (VH-TT và TT) huyện, thị xã đã trình diễn 39 tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu có chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu đất nước và vẻ đẹp vùng đất, con người xứ sở cao nguyên…

Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên ảnh 1

Các tiết mục tham gia Liên hoan tiếng hát tuyên truyền viên tỉnh lần thứ I đều được đầu tư rất công phu. Ảnh: Lam Nguyên

“Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh” là chủ đề được Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San lựa chọn để tổ chức liên hoan nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều ca khúc hay về Bác đã được tuyên truyền viên các đơn vị luyện tập, thể hiện đầy xúc động và tôn kính như: Từ làng Sen, Người là Hồ Chí Minh, Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên, Lời Bác sáng mãi muôn đời, Cái chữ Bác Hồ, Tây Nguyên mừng đón thơ Bác Hồ, Bác Hồ một tình yêu bao la, Ơn Bác Hồ với người Tây Nguyên… Phần minh họa cho các tiết mục cũng được chăm chút công phu thông qua việc trình chiếu các hình ảnh, thước phim tư liệu sống động về Bác.

Cùng với đó, giọng hát đẹp của các tuyên truyền viên với những ca khúc ca ngợi Đảng, tình yêu quê hương đất nước mang đến cho khán giả những rung động tha thiết, thiêng liêng. Đó là các tiết mục: Đảng là cuộc sống của tôi, Đất nước, Đất nước tình yêu, Giai điệu Tổ quốc, Mùa xuân làng lúa làng hoa… Bản sắc văn hóa Tây Nguyên cũng là chủ đề không thể thiếu trong chương trình, làm thành mảnh ghép trọn vẹn cho liên hoan lần này với những ca khúc: Gia Lai miền đất hào hùng, Huyền thoại hồ Tơ Nưng, Cha và con, Xin gọi tên Ia Ly, Kbang miền bạn đến, Tây Nguyên mùa khô…

Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan-Trưởng ban giám khảo-đánh giá: Liên hoan thành công không chỉ bởi ở số lượng và chất lượng các tiết mục mà còn bởi ý nghĩa mang lại của một cuộc giao lưu văn hóa, tạo nên phong trào sôi nổi rộng khắp trong toàn tỉnh. Nhạc sĩ khẳng định: “Các tuyên truyền viên ngành Văn hóa là những người tham gia vào quá trình truyền bá và giáo dục văn hóa một cách tự nguyện. Dù tuyên truyền cũng phải chú trọng tính nghệ thuật, đó là nghệ thuật ca hát. Các tiết mục tại liên hoan lần này bám sát nội dung, chủ đề Ban tổ chức đưa ra, qua đó tuyển chọn được những giọng hát vừa đậm chất nghệ thuật, vừa mang tính tuyên truyền cao”.

Trong đêm bế mạc, Ban tổ chức đã trao 28 giải thưởng ở các thể loại đơn ca, song ca, tam ca; trong đó có 4 giải A; 5 giải B; 7 giải C và 12 giải khuyến khích. Ở thể loại đơn ca, Ban tổ chức đã trao 2 giải A cho các tiết mục: Từ làng Sen (thí sinh Thanh Diệu, Trung tâm VH-TT và TT huyện Mang Yang); Lửa thiêng dân tộc (Ksor Huân, Trung tâm VH-TT và TT huyện Ia Grai). Ở thể loại song ca, giải A thuộc về ca khúc “Cha và con” (Ksor Huân và Hoàng Phi), Trung tâm VH-TT và TT huyện Ia Grai giành “cú đúp” giải thưởng tại liên hoan lần này. Trong khi đó, các tuyên truyền viên đến từ Trung tâm VH-TT và TT huyện Đak Đoa xuất sắc đạt giải A thể loại tam ca với tiết mục “Nắng gió cao nguyên” (Y Thêm, Y Tung và A Lễu).

Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên ảnh 2

Thí sinh Ksor Huân (Trung tâm VH-TT và TT huyện Ia Grai) được trao giải A thể loại đơn ca. Ảnh: Lam Nguyên

Trò chuyện sau lễ bế mạc, thí sinh Ksor Huân cho hay, anh tự hào khi đóng góp để mang 2 giải A về cho huyện Ia Grai. “Với một tuyên truyền viên, tiếng hát là công cụ tuyên truyền hữu hiệu, mang đến sự phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần, đóng góp cho hoạt động phong trào, qua đó bồi đắp tình yêu quê hương đất nước”-anh Ksor Huân bày tỏ. Thí sinh Y Thêm (Trung tâm VH-TT và TT huyện Đak Đoa) cũng chia sẻ: Với giải A thể loại tam ca, anh và các tuyên truyền viên ở cơ sở như được tiếp thêm động lực để tiếp tục phấn đấu trong công tác tuyên truyền thời gian tới thông qua hoạt động văn hóa-văn nghệ.

Ông Nguyễn Ngọc Long-Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Trưởng ban tổ chức liên hoan-cho biết: Liên hoan nhằm phát hiện, bồi dưỡng những hạt nhân tiêu biểu làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, thúc đẩy phong trào văn hóa-văn nghệ ở cơ sở. Đây cũng là dịp để đội ngũ tuyên truyền viên các đơn vị giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt tình đoàn kết để tạo nên sức bật mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân…

“Thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, công tác tuyên truyền được lồng ghép, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”-Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với chị Hồng Vân

Kỷ niệm với chị Hồng Vân

(GLO)- Một hôm gần trưa, tôi nhận điện thoại của Hiếu-cán bộ Văn phòng UBND tỉnh: “Trưa nay mời anh đi ăn với chị em em”. “Ơ chị em là ai?”. “Là Hồng Vân, đồng nghiệp cũ mà anh hay nhắc”. Ra thế, ai chứ Hồng Vân thì phải đi ngay.
10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

(GLO)- Ban Tổ chức Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn-Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố 10 tác phẩm lọt vào chung khảo lần thứ 4, năm 2023 vào ngày 15-5. Từ top 10 này, Hội đồng Giám khảo sẽ chọn ra các giải Hiệp sĩ Dế Mèn, Khát vọng Dế Mèn để trao giải vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 tới.
Văn học nghệ thuật Gia Lai xung kích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Văn học nghệ thuật Gia Lai xung kích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(GLO)- Gia Lai hiện có 70 nhà thơ, nhà văn là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với năng khiếu và nỗ lực sáng tác, các tác giả đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về đất và người Gia Lai; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới.
Thơ Lê Thành Văn: Đọc Di chúc Bác Hồ

Thơ Lê Thành Văn: Đọc Di chúc Bác Hồ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ, những dòng Di chúc mà Bác để lại cho đồng bào vẫn còn vẹn nguyên. Bài thơ "Đọc Di chúc Bác Hồ" của tác giả Lê Thành Văn dâng trào niềm xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương cho một tấm lòng trọn đời vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Gương mặt thơ: Mai Thìn

Gương mặt thơ: Mai Thìn

(GLO)- Làm thơ từ khá trẻ, có thơ in báo rồi giành giải nhất cuộc thi thơ Bình Định lúc còn là sinh viên, anh bền bỉ với phong cách riêng của mình: cô đọng, suy nghĩ, giàu chất đúc kết nhưng vẫn mơ mộng. Thơ anh thường là ngắn và có những kết thúc bất ngờ: “hoa thật thì vài hôm/còn hoa giả/cứ mãi”.
Thơ Đại Dương: Mẹ vẫn ngồi đan áo

Thơ Đại Dương: Mẹ vẫn ngồi đan áo

(GLO)- Những câu thơ trong tác phẩm "Mẹ vẫn ngồi đan áo" của tác giả Đại Dương mang nỗi buồn da diết của người mẹ mòn mỏi đợi tin chồng, con từ chiến trường đạn bom ác liệt. Sự hy sinh của cha anh đã đổi lại cho đất nước hòa bình, độc lập song dáng mẹ cặm cụi đan áo, đôi mắt xa xăm ngóng chờ vẫn không thôi day dứt, ám ảnh...
Thơ Tạ Văn Sỹ: Tôi yêu đất nước tôi

Thơ Tạ Văn Sỹ: Tôi yêu đất nước tôi

(GLO)- "Tôi yêu đất nước tôi" là bài thơ mới của nhà thơ Tạ Văn Sỹ. Tình yêu đất nước được bồi đắp qua bao năm tháng, trong vần thơ, câu ca, bằng những điều bình dị nhất. Để rồi tình yêu đó lớn dần thành niềm tin vào một ngày mai quê hương đẹp giàu.