Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai giới thiệu 11 tác giả, 13 tác phẩm văn học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 11-5, tại Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình giới thiệu tác giả-tác phẩm Chi hội Văn học năm 2025, với sự tham gia của đông đảo học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố.

37d818465df2efacb6e3.jpg
Quang cảnh chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu khai mạc, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai nhận định: “Mỗi trang viết là một lát cắt của đời sống, một nhịp thở của thời cuộc, một tia sáng của hy vọng và nhân bản. Sáng tạo tác phẩm văn học thực chất là một hành trình kép-vừa ra đi khám phá thế giới, vừa lặng lẽ trở về khai mở bản thể (…). Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cam kết tiếp tục đồng hành cùng các tác giả, nhà trường và thế hệ trẻ để văn học không chỉ tồn tại trên giá sách, mà sống động trong từng suy nghĩ, từng hành động, từng ước mơ của những con người trẻ tuổi”.

Theo đó, chương trình đã giới thiệu và tạo cơ hội để các em học sinh giao lưu với 11 tác giả, đồng thời tìm hiểu về những tác phẩm tiêu biểu được các tác giả này sáng tác trong 2 năm qua. Đó là tác giả Nguyễn Tiến Lập với tác phẩm “Ký ức làng”; Ngọc Tấn (“Thăm thẳm xứ sâm”); Tạ Chí Tào (2 tập thơ “Trường tồn lịch sử vĩ đại Người” và “108 lục bát hai câu về Người”).

13161f3a6c8eded0879f.jpg
Từ phải sang: Các tác giả Đào An Duyên, Lê Vi Thủy và Lê Thị Kim Sơn giao lưu cùng khán giả tại chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Cùng với đó là các tác giả: Ngô Thanh Vân với tác phẩm “Vân môi say phố”; Đào An Duyên (“Trên tầng sâu ý nghĩ”); Lê Vi Thủy (“Sương mờ biên giới”); Lê Thị Kim Sơn (“Mùa xuân của mẹ” và “Cổ tích trưa”); Lữ Hồng (“Ô cửa vẫn sáng đèn”); Thuận Ánh (“Tiếng guitar dừng bên ngoài cửa sổ”), Tạ Ngọc Điệp (“Trưởng thành cùng con”); Li Phan (“Trong lòng Chư Nâm”).

Có thể bạn quan tâm

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.