Hội Nhà báo Cuba tặng huy chương Felix Elmusa cho 5 nhà báo Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tình cảm chân thành giữa hai nước Việt Nam-Cuba nói chung cùng sự gắn kết thông qua nền báo chí cách mạng nói riêng đã được chia sẻ trong cuộc gặp gỡ thân tình hướng đến nhiều dịp kỷ niệm quan trọng.

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) vừa diễn ra cuộc “Gặp gỡ các chuyên gia, cán bộ làm công tác báo chí đã từng học tập tại Cuba”.

Sự kiện do Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cuba (2/12/1960-2/12/2025), đồng thời là dịp ghi dấu 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đóng góp quan trọng vào việc cổ vũ các tư tưởng chống thực dân, chống đế quốc, cổ vũ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp giải phóng thống nhất và tái thiết Việt Nam.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

“Cuba đã dành toàn bộ hệ thống báo chí của mình để hỗ trợ cho công cuộc giải phóng của nhân dân Việt Nam, nhằm truyền bá sự thật và nâng cao nhận thức toàn cầu về cuộc diệt chủng do đế quốc gây ra. Trong số đó, Đài Phát thanh Habana Cuba và Hãng Thông tấn Prensa Latina đã trở thành những tiếng nói tiêu biểu cho tinh thần kháng chiến anh hùng của Việt Nam, đồng thời góp phần giúp các cơ quan báo chí như Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam mở rộng đáng kể phạm vi lan tỏa thông tin của mình,” đại sứ chia sẻ.

Về phía Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Lê Quốc Minh cho hay hình ảnh lãnh tụ Fidel Castro phất cao lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên Cao điểm 241 (Quảng Trị) năm 1973 không chỉ mang tính biểu tượng cao đẹp, mà còn là hình ảnh mang đậm tính báo chí Việt Nam.

“Từ năm 1961 hàng nghìn cán bộ sinh viên việt nam đã học tập và trưởng thành từ Cuba và sau đó trở về đóng góp cho đất nước cho cách mạng Việt Nam. Sự trở về của họ đã mang theo những kiến thức mới, những kinh nghiệm làm nghề, qua đó có những sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của nền báo chí nước nhà,” ông nói.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Nhân các dịp kỷ niệm quan trọng này, 5 nhà báo Việt Nam tiêu biểu nhận Huy chương Felix Elmusa, phần thưởng cao quý nhất của Hội Nhà báo Cuba (UPEC) trao tặng, nhằm vinh danh những cá nhân có đóng góp xuất sắc cho ngành báo chí thúc đẩy hợp tác trong các hoạt động báo chí giữa hai nước.

Các nhà báo gồm ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân; ông Nguyễn Đức Lợi - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Viết Thảo - nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba; ông Phạm Đình Lợi - nhà báo, dịch giả, tác giả cuốn “Fidel Castro: Huyền thoại xuyên thế kỷ”; ông Nguyễn Duy Cương - nhà báo, nguyên Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba...

Đại diện Hãng Thông tấn Prensa Latina tại Việt Nam tặng hoa chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Đại diện Hãng Thông tấn Prensa Latina tại Việt Nam tặng hoa chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Theo Minh Anh (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

null