Hội LHPN tỉnh Gia Lai kiểm tra thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-6, đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai do bà Rơ Chăm H’Hồng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án "Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2022-2025" tại huyện Đức Cơ.

gen-h-z6691900163177-415daa13aee32d3a953ab85db144e4bd.jpg
Bà Rơ Chăm H' Hồng (bìa phải) đánh giá cao những nỗ lực của huyện Đức Cơ trong việc triển khai thực hiện đề án. Ảnh: Đinh Yến

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND huyện Đức Cơ đã báo cáo kết quả thực hiện đề án trong hơn hai năm qua. Theo đó, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đến từng thôn, làng, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể được đẩy mạnh; nhiều mô hình can thiệp tại cộng đồng đã bước đầu phát huy hiệu quả. Các hoạt động truyền thông được lồng ghép thông qua sinh hoạt chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên mang lại hiệu quả. Từ năm 2022 đến nay, toàn huyện đã tuyên truyền được 107 buổi với 3.322 lượt người tham dự.

Ngoài ra, huyện Đức Cơ xây dựng được 16 phóng sự, tin, bài tuyên truyền về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy về mất cân bằng giới tính khi sinh, Đề án sàng lọc trước sinh-sau sinh và thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tổ chức lồng ghép các nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh vào tuyên truyền tại trường học; xây dựng mô hình “Phụ nữ không lựa chọn giới tính thai nhi” và các buổi tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình...

01.jpg
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Đinh Yến

Tuy nhiên, theo đánh giá của đoàn kiểm tra, công tác tuyên truyền ở một số địa phương còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu; nhận thức của người dân về bình đẳng giới vẫn còn hạn chế; tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi vì định kiến giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn. Huyện Đức Cơ vẫn nằm trong diện có tỷ số giới tính khi sinh chênh lệch cao so với mức bình quân chung của tỉnh: 111 nam/100 nữ.

Kết luận buổi làm việc, bà Rơ Chăm H' Hồng đánh giá cao những nỗ lực của huyện Đức Cơ trong việc triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời, đề nghị địa phương tiếp tục đẩy mạnh truyền thông bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm dân cư, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong các hoạt động của Hội Phụ nữ và các đoàn thể.

Bên cạnh đó, địa phương cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Quang cảnh lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Chi Lăng. Ảnh: R.H

Niềm vui trong căn nhà Đại đoàn kết

(GLO)- Hơn 1 tháng thi công, 8 căn nhà Đại đoàn kết do Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các hộ khó khăn trên địa bàn vào chiều ngày 25-6. 

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

null