Học tập giúp con người sống thọ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Edinburgh, Scotland đang tìm phương pháp sống thọ bằng việc phân tích sự khác biệt trong bộ mã di truyền ở người.

Một số đặc điểm liên quan đến thời gian sống của một người có thể nằm trong ADN - Ảnh: steemit.com
Một số đặc điểm liên quan đến thời gian sống của một người có thể nằm trong ADN - Ảnh: steemit.com


So với những nghiên cứu về sống thọ trước đây tập trung về vào chế độ dinh dưỡng và lối sống, thì hướng phân tích ADN là một cách tiếp cận mới, theo BBC.

Theo đó, nhóm đã phân tích mã di truyền của hơn 600.000 người cùng lượng dữ liệu lớn từ 25 nghiên cứu độc lập ở châu Âu, châu Đại Dương và Bắc Mỹ. Họ nhận thấy một số đột biến trong ADN người có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Jim Wilson - giáo sư về di truyền học người thuộc Đại học Edinburgh, nói họ phát hiện đột biến ở một gene liên quan đến việc vận hành hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể làm tăng thêm trung bình 7 tháng tuổi thọ.

Trong khi đó, đột biến ở một gene làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể sẽ khiến mất đi 8 tháng tuổi thọ.

Nhóm cũng phát hiện với mỗi kilogram thừa cân, người ta sẽ giảm 2 tháng tuổi thọ. Ngoài ra, một loại đột biến hiếm gặp với gene ApoE - liên quan đến chứng mất trí nhớ, có thể làm giảm tuổi thọ 11 tháng.

Đồng thời, tuổi thọ của người có thói quen hút 1 gói thuốc mỗi ngày cũng sẽ giảm 7 năm.

Đặc biệt, nhóm nhận thấy trong những người được khảo sát, cứ mỗi năm học tập ở trường đại học hoặc cao học, họ có thể kéo dài tuổi thọ của mình thêm 11 tháng.

Trao đổi với BBC, tiến sĩ Peter Joshi, cũng từ trường Đại học Edinburgh, nói những đa dạng trong di truyền học này là chỉ là một phần nhỏ của tảng băng khổng lồ.

Ông cho rằng khoảng 20% khác biệt trong tuổi thọ là do di truyền, nhưng chỉ 1% những đột biến như vậy được tìm thấy.

"Chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện thêm những gene mới có tác động đến tuổi thọ để có thêm những thông tin thú vị về quá trình lão hóa, từ đó có thể xây dựng những phương pháp y học giúp tăng tuổi thọ của con người", tiến sĩ Joshi chia sẻ.

Kết quả nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Trọng Nhân (TTO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.