Học sinh Việt Nam đoạt giải nhất cuộc thi Olympiad tiếng Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Em Ngô Minh Long, học sinh lớp 12 song ngữ tiếng Pháp, Trường Trung học Phổ thông Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, giành giải nhất bài thi cá nhân ở trình độ B1 trong cuộc thi Olympiad Tiếng Pháp năm 2021.

Hình ảnh tại lễ trao giải online với phần trao giải nhất cho em Ngô Minh Long, đoàn Việt Nam. (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hình ảnh tại lễ trao giải online với phần trao giải nhất cho em Ngô Minh Long, đoàn Việt Nam. (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)


Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), tại cuộc thi Olympiad Tiếng Pháp năm 2021, em Ngô Minh Long (học sinh lớp 12 song ngữ tiếng Pháp, Trường Trung học Phổ thông Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh) đã mang về giải nhất bài thi cá nhân ở trình độ B1 cho đoàn học sinh Việt Nam.

Ngoài ra, đoàn Việt Nam còn được xếp giải nhì thi video clip giới thiệu về đất nước tại cuộc thi này.

Cuộc thi do Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước có sử dụng tiếng Pháp (CONFEMEN) và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp tổ chức.

Năm 2021 là năm đầu tiên cuộc thi diễn ra, với dự kiến ban đầu là tổ chức tại quốc gia Bắc Phi - Cộng hòa Tunisia. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 phức tạp trên toàn thế giới, Ban tổ chức phải chuyển cuộc thi sang hình thức online.

Olympiad tiếng Pháp năm 2021 được tổ chức từ ngày 7-9/12 theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của 94 học sinh đến từ 20 quốc gia của 3 châu lục: châu Phi, châu Âu và châu Á.

Đoàn Việt Nam có 5 học sinh được lựa chọn từ danh sách đề xuất của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trước khi dự thi chính thức Olympiad tiếng Pháp năm 2021, các em đã được Ban tổ chức đánh giá trình độ qua phần mềm trực tuyến để xếp vào các nhóm thi theo trình độ B1, B2, C1.

Trong các ngày 7-8/12, thí sinh dự thi cá nhân (thi viết) và thi đồng đội (thi nói). Ở phần thi viết, mỗi thí sinh có 60 phút để viết bài nghị luận kêu gọi học sinh chống lại vấn nạn bạo lực và tra tấn bằng lời nói trong trường học.

Phần thi nói đồng đội, các đoàn học sinh sẽ mô phỏng tranh luận trên truyền hình theo chủ đề được Ban tổ chức rút thăm và công bố tại lễ khai mạc.

Chủ đề bài thi nói năm nay là nêu quan điểm bảo vệ một mạng xã hội (có thực hoặc tưởng tượng) mà học sinh cho là thích hợp nhất để hình thành tình bạn với những người trẻ ở cùng độ tuổi.

Ngoài ra, mỗi quốc gia tham dự Olympiad tiếng Pháp sẽ sáng tác một video giới thiệu đất nước mình để tranh tài ở cuộc thi bên lề thi chính thức.

Kết thúc cuộc thi, em Ngô Minh Long đã được xướng tên ở hạng mục giải nhất bài thi cá nhân trình độ B1. Em Trần Ngọc Minh (Trường Trung học Phổ thông chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) tuy không đoạt giải nhưng được xếp thứ 5 bài thi cá nhân ở trình độ C1.

Trong cuộc thi video giới thiệu về đất nước, sản phẩm của đoàn học sinh Việt Nam được xếp giải nhì.

Đánh giá chung kết quả cuộc thi, Ban tổ chức Olympiad Tiếng Pháp năm 2021 cho biết so với mặt bằng chung của các đội khác (phần lớn đều ở trình độ C1), kỹ năng nói của đội tuyển Việt Nam có phần thấp hơn. Tuy nhiên, Ban tổ chức đánh giá cao ý tưởng và tinh thần học tập của học sinh Việt Nam.

Video giới thiệu đất nước của đoàn Việt Nam đã chiếm được cảm tình lớn từ Cộng đồng Pháp ngữ và nhận được nhiều lời khen từ giám khảo quốc tế. Sau khi xem video, các giám khảo đều bày tỏ mong muốn đến thăm Việt Nam trong một ngày gần nhất.

Olympiad Tiếng Pháp là cuộc thi dành cho học sinh Trung học Phổ thông có độ tuổi từ 16 đến 18. Mục đích của cuộc thi là nâng cao giá trị của việc học tiếng Pháp, tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa học sinh các nước trong không gian Pháp ngữ.

Đây cũng là cách để biểu dương những học sinh sử dụng thành thạo tiếng Pháp và chuyển tải hình ảnh của một ngôn ngữ hiện đại, giúp kết nối giới trẻ trong Cộng đồng Pháp ngữ.

Theo Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.