Học sinh mầm non và tiểu học ở TP. Pleiku tạm dừng đến trường từ ngày 28-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25-2, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai có thông báo về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Ban Chỉ đạo với các huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng-chống dịch và về tình hình học sinh đi học trở lại trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của các sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa-Thể thao và Du lịch cũng như các địa phương về công tác phòng-chống dịch Covid-19 và tình hình hoạt động dạy và học trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch kết luận: Ban Chỉ đạo tỉnh đã dự lường tình huống bùng phát đợt dịch thứ 4 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên trước và trong Tết đã có nhiều điều chỉnh, chỉ đạo từ xa, từ sớm phù hợp với tình hình mới. Để kiểm soát dịch hiệu quả, củng cố nâng cao năng lực của các địa phương và cơ sở, sẵn sàng đáp ứng với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về phòng-chống dịch bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp, truyền tải khách quan, trung thực nội dung nhằm cung cấp thông tin đến người dân, doanh nghiệp để chủ động thực hiện tốt “mục tiêu kép” với tinh thần không chủ quan, lơ là, không cực đoan, không lo lắng thái quá; chủ động triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng-chống dịch.
Cô trò Trường Mầm non Hoa Phong Lan (phường Hoa Lư) phấn khởi khi được trở lại trường. Ảnh: Mộc Trà
Học sinh mầm non trên địa bàn TP. Pleiku tạm dừng đến trường từ ngày 28-2 để đảm bảo an toàn phòng-chống dịch. Ảnh: Mộc Trà
Sở Y tế, UBND-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch các huyện, thị xã, thành phố triển khai ngay mô hình bệnh viện ghép đôi tại Trung tâm Y tế của 17 huyện, thị xã, thành phố vừa đảm bảo công tác khám-chữa bệnh cho nhân dân vừa thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn theo quy định. Rà soát nhân lực hệ điều trị, nhân lực tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và tình hình dịch bệnh trên địa bàn để cân nhắc việc thiết lập Trạm Y tế lưu động đảm bảo phù hợp, hiệu quả. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập thí điểm mô hình Trạm Y tế Online. 
Tiếp tục triển khai kế hoạch phân tầng thu dung và điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo, điều hành, điều phối và điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 theo năng lực đáp ứng về hệ thống y tế cơ sở và tình trạng sức khỏe của người bệnh, đảm bảo tối đa hiệu quả theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm Covid-19. 
Tất cả Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phải thiết lập, công bố và duy trì đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin, giải đáp, xử lý đối với người dân, người bệnh. Tăng cường công tác quản lý F0 tại nhà; thực hiện nghiêm quy định xử lý rác thải tại các gia đình có F0 để tránh lây nhiễm ra cộng đồng. Tổ chức kiểm tra đột xuất việc quản lý, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà và kiểm tra việc địa phương tổ chức khám, đánh giá nguy cơ để áp dụng cách ly điều trị tại nhà. Chủ động chuẩn bị vật tư, hóa chất, sinh phẩm để dự phòng cho tình huống dịch ở mức cao; các cơ sở y tế sử dụng vật tư, hóa chất, sinh phẩm theo quy định, hiệu quả, tiết kiệm; tuyên truyền, hướng dẫn để người dân hiểu, sử dụng đúng test nhanh, không lãng phí.
Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19: Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tổ chức tiêm vắc xin mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong quý I-2022; hoàn thành tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang-thiết bị, phương tiện, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vắc xin. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng ngay kế hoạch và thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động những người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ, các bậc phụ huynh cho con em đi tiêm chủng kịp thời, an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả, đúng quy định. 
Các cơ sở giáo dục ở TP. Pleiku bắt đầu tổ chức dạy và học trực tiếp đồng loạt từ ngày 14-2. Ảnh: Mộc Trà
Các em học sinh bậc tiểu học trên địa bàn TP. Pleiku tạm dừng đến trường từ ngày 28-2. Ảnh: Mộc Trà
Về tổ chức dạy và học của các trường học trên địa bàn tỉnh: Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở, các cơ sở giáo dục ngoài công lập tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo các phương án phòng-chống dịch Covid-19 trong trường học theo quy định, linh động theo từng cấp độ diễn biễn của dịch bệnh để tổ chức dạy học phù hợp. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với Trạm Y tế cấp xã để được hướng dẫn chuyên môn về phòng-chống dịch Covid-19, xử trí khi phát hiện trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính với SARS-CoV-2 trong trường học, nhất là các trường chưa đảm bảo nhân lực y tế.
Về hoạt động của các loại hình kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh: Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 187/UBND-KGVX ngày 27-1-2022 của UBND tỉnh hướng dẫn tạm thời điều kiện hoạt động đối với một số loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, bar, spa, internet. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp vi phạm.
Ủy ban nhân dân-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, cập nhật các cấp độ dịch bám sát với thực tế tình hình dịch. Đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”, tổ chức tốt việc mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ… tại các địa phương để sẵn sàng các nguồn lực thực hiện cấp cứu, chuyển viện, chăm sóc điều trị F0 theo phân tầng điều trị...
Đối với TP. Pleiku, trước tình hình số ca nhiễm tăng nhanh trong cộng đồng, tạm thời dừng tổ chức học trực tiếp đối với học sinh mầm non và tiểu học từ ngày 28-2-2022 để rà soát, đánh giá, hướng dẫn tỉ mỉ, chặt chẽ, an toàn trước tình hình số ca tăng nhanh tại thành phố. Việc tổ chức dạy học trực tiếp của bậc học mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố trong thời gian tới giao UBND-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 TP. Pleiku đánh giá, xem xét, quyết định cụ thể.
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.