Hoài niệm "ghè Yàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày mới lên Gia Lai cái gì với tôi cũng mới mẻ, cũng gợi sự tò mò. Một bộ chiêng phải đổi mấy chục con trâu, một chiếc ghè hay một chiếc trống cũng có giá tương tự. Chất liệu, thời gian hay điều gì khiến chúng nằm trên cả một đống tài sản ghê gớm như thế?
Năm 1987, một lần đi công tác ở xã Yang Trung, nghe nói gia đình anh Blớt ở làng Pyang (nay thuộc thị trấn Kông Chro) có chiếc “ghè Yàng” trị giá 30 con trâu, tôi lặn lội tìm đến và hiểu ra qua câu chuyện với chủ nhân… Đó là chiếc ghè thật lớn, chiều cao phải đến 1,5 m, nước men màu da lươn bóng loáng. Khoảng gần miệng trang trí hình mây, kế tiếp vẽ vây rồng. Trang trí nhìn chung đơn giản nhưng chất gốm thì thật đặc biệt: khẽ búng vào thành miệng, âm thanh phát ra trong veo như gõ vào kim khí. Anh Blớt quả quyết rằng, nếu trong làng có việc buồn hay vui thì dẫu cách rất xa, ghé tai vào miệng ghè vẫn nghe rõ tiếng cười, tiếng khóc… Theo phỏng đoán của Blớt thì dòng họ mẹ anh-bà Tuar ngày xưa hẳn phải giàu có lắm mới sắm nổi chiếc ghè Zơ vơng 8 tai này. Thế nên, dù chiến tranh liên miên, dòng họ lưu tán người còn người mất nhưng chiếc Zơ vơng gia bảo vẫn còn nguyên vẹn. Tính cả Blớt thì chiếc ghè đã qua 5 đời, tức là đã trên 200 năm tuổi.
Bấy giờ, Blớt vẫn nhớ như in giai thoại từ cụ ngoại anh truyền lại. Chuyện rằng, trước khi có được chiếc ghè này, ông cũng đã có của nhưng chưa phải là giàu. Một hôm trên đường đi An Khê thăm họ hàng, ông chợt thấy cây lồ ô bên đường có mấy con ong vàng xúm xít làm tổ. Thấy hay hay, ông chặt làm gậy. Lạ thay, dù chiếc gậy để đâu thì những con ong cũng cứ chui vào chui ra như thường. Một nhà giàu ở An Khê thấy vậy thì cho là “gậy Yàng”, bèn nằn nì đổi bằng 6 con trâu. Những con trâu đổi được sinh sôi nhanh chóng khiến ông trở thành người giàu có rồi tậu được chiếc ghè này… Trước đây, dòng họ anh Blớt còn một chiếc Zơ vơng nữa. Chiếc này thấp hơn nên gọi là “ghè cái”. Nó mới bị bán đi sau năm 1975 với giá 14 con bò. Giai thoại về chiếc “ghè cái” nghe còn ly kỳ hơn nữa. Số là sau khi tậu được chiếc “ghè đực”, trên thượng nguồn sông Ba bỗng có một chiếc ghè trôi xuống. Nó cứ lập lờ khi nổi khi chìm. Một người đi lấy nước thấy lạ chạy về kêu làng ra. Người ta tranh nhau bơi ra vớt nhưng chẳng ai vớt được. Thấy vậy, cụ ngoại Blớt bèn chạy về nhà lấy nỏ lắp tên bắn. Khi mũi tên chạm vào thân thì nó dừng lại không trôi nữa. Ông bơi ra vớt đem về. Danh thiêng chiếc ghè này từ đó truyền đi khắp vùng. Mỗi lần uống rượu cúng Yàng người ta đều phải lạy nó, kính cẩn như với hòn đá bản mệnh để ở nhà rông…
Những chiếc “ghè Yàng” là một nguồn tài sản lớn, dĩ nhiên chỉ những người giàu có mới sắm nổi. Người Bahnar xưa quan niệm, họ là người được Yàng ban cho “vía cứng” và chỉ họ mới giữ nổi được “hồn” của ghè. Nếu nghèo đi vì một lý do nào đó thì cũng có nghĩa là “vía” của họ đã yếu đi. Trong trường hợp này, “ghè Yàng” phải đưa đi cất giấu cho đến khi nào của nả tương đương đời trước, nghĩa là “vía” cứng lại thì mới được làm lễ cúng đưa ghè về. Thành viên nào trong dòng họ được giữ “ghè Yàng” là niềm hãnh diện dù phải tuân theo những luật lệ khá phiền phức. Anh Blớt kể rằng cứ mỗi năm vào vụ lúa mới lại phải sửa lễ cúng ghè. 2 năm cúng 1 heo, 4 năm cúng 1 bò. “Ghè Yàng” chỉ được đựng rượu khi lễ cúng tối thiểu 1 con bò trở lên nhưng kiêng dùng trong đám ma, pơ thi…
Sau này thì tôi được biết Zơ vơng chưa phải là loại ghè quý nhất. Trên nó còn là những Tuk, Tang… Và đã liệt vào hàng “ghè Yàng” đương nhiên nó cũng được phủ lớp giai thoại khói sương tương tự. Với quan niệm “vạn vật hữu linh” của người Tây Nguyên, chủ nhân dường như chẳng cần biết nó được chế tác ở đâu, chất liệu gốm thế nào, với họ niềm tin tâm linh mới là giá trị đích thực của những chiếc “ghè Yàng”. Trải hàng chục năm chiến tranh rồi sự săn lùng ráo riết của những tay buôn đồ cổ hay sự quyến rũ của những vật dụng hiện đại, ghè Tuk, Tang ở Gia Lai đã gần như “tuyệt chủng” từ lâu. Hơn 30 năm rồi, tôi cũng không chắc chiếc Zơ vơng kia có còn không… Thoáng buồn khi trong lễ hội ở làng bây giờ chỉ toàn những thứ ghè đời mới, trơ trọi một giá trị sử dụng như những thứ chum sành!
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.