Hình thành thói quen để khỏe mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Làm thế nào để ăn ít lại, nhất là người thừa cân, béo phì, bởi nhu cầu dinh dưỡng để nuôi cơ thể cao hơn người có trọng lượng bình thường? Từ sự trải nghiệm của bản thân, tôi cho rằng ăn uống hay tập luyện cũng cần xây dựng thành thói quen mới có thể thực hành lâu dài, trở thành một lối sống.
Tôi vừa mất đi một người bạn. Anh ra đi rất nhanh vì đột quỵ ngay sau bữa ăn tối khi mới 41 tuổi. Nhưng đó là cái chết đã được báo trước mà không thể tránh, hoặc anh không đủ quyết tâm để tránh. Bạn tôi là người thừa cân và luôn trong tình trạng thèm ăn. Chúng tôi đã rất nhiều lần cảnh báo anh, thậm chí năn nỉ, thuyết phục anh phải giảm cân để giữ gìn sức khỏe. Tôi đã tặng anh cuốn sách “Thinsulin-Giảm cân và đẹp dáng suốt đời” (tác giả là Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Song Tuấn Tú Charles, do Phương Nam book phát hành). Đây là cuốn sách thay đổi thói quen dinh dưỡng mà một số người bạn của tôi đã áp dụng thành công, có người giảm 10 kg trong 6 tháng mà không phải nhịn ăn. Giá như anh đủ quyết tâm đọc sách và thực hành về dinh dưỡng, tạo động lực cho mình để giảm cân, thần chết đã không thể gọi tên anh sớm như vậy.
Từ ngày chơi thể thao, tôi gặp không ít người béo phì thay đổi kỳ diệu, thậm chí được tái sinh nhờ giảm cân. Có trường hợp cả gia đình 3 người gồm bố, mẹ, con gái mới học cấp II đều bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ do thừa cân. Bác sĩ cảnh báo nếu không giảm cân sẽ dẫn đến nguy cơ không thể cứu chữa. Vậy là, mỗi ngày đều đặn 2 buổi sáng-chiều, cả nhà lại ra Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đi bộ, mỗi buổi đi 30 phút. Kiên trì 1 năm sau, mỗi thành viên không chỉ giảm được 6-8 kg, mà còn hoàn toàn khỏi bệnh lý về gan, đồng thời cũng hình thành được thói quen tập luyện hàng ngày. Người mẹ có lần phấn khởi khoe với tôi, nhờ duy trì thể dục hàng ngày, cô con gái đang tuổi dậy thì đã giảm cân thành công và không còn tự ti. Cô bé cũng rất ý thức chuyện ăn uống lành mạnh, bỏ hẳn trà sữa và nước ngọt đóng chai.
Việc ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp con người nâng cao sức khỏe. Ảnh: Minh Ngọc
Việc ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp con người nâng cao sức khỏe. Ảnh: Minh Ngọc
Trường hợp gần đây nhất là anh Bùi Hoàng Anh-một công chức ở phố núi Pleiku đã giảm thành công 70 kg, trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng những người thừa cân, béo phì có động lực giảm cân. Anh Bùi Hoàng Anh cũng từng đứng trước sự lựa chọn “giảm cân hay là chết”. Với trọng lượng cơ thể 160 kg, anh được bác sĩ cảnh báo sức khỏe ở mức cực kỳ nguy hiểm. Sau 12 tháng nỗ lực tập luyện kết hợp ăn uống, anh đã giảm cân thành công, nhiều bệnh lý hoàn toàn biến mất.
Nhưng giảm cân không hoàn toàn đến từ thể dục, đó là quá trình kết hợp giữa ăn uống và tập luyện, trong đó ăn uống chiếm tới 70%. Sadhguru là bậc thầy về yoga và dinh dưỡng người Ấn Độ, nổi tiếng toàn cầu nhờ những bài thuyết giảng dễ hiểu, khoa học về ăn uống và tập luyện. Ông khuyên mọi người hãy để cho dạ dày được trống rỗng bằng cách giãn khoảng cách mỗi bữa ăn ra 8 tiếng, thay vì 4 tiếng như thói quen hiện tại. Nghĩa là, ăn một ngày 2 bữa thay vì 3 hoặc 4 bữa, để dạ dày có thể tiêu hóa hết thức ăn trước khi nạp nguồn mới. Bằng cách đó, cơ thể không bị dư thừa calo, con người ít có khả năng bị béo hơn. Bản thân ông nhiều năm nay chỉ ăn mỗi ngày 1 bữa nhưng vẫn rất khỏe mạnh, di chuyển liên tục giữa nhiều quốc gia để thuyết trình nhiều lĩnh vực.
Làm thế nào để ăn ít lại, nhất là người thừa cân, béo phì, bởi nhu cầu dinh dưỡng để nuôi cơ thể cao hơn người có trọng lượng bình thường? Từ sự trải nghiệm của bản thân, tôi cho rằng ăn uống hay tập luyện cũng cần xây dựng thành thói quen mới có thể thực hành lâu dài, trở thành một lối sống. Muốn hình thành thói quen tốt rất khó, cần quyết tâm và kỷ luật. Tập luyện duy trì thường xuyên ít nhất 3-6 tháng mới có thể hình thành thói quen hàng ngày. Tương tự như tập ăn ít, mỗi ngày ít lại một chút để dạ dày quen dần, sau 21 ngày (theo các nghiên cứu về khoa học ăn uống) ta sẽ quen với việc không cần ăn quá nhiều mà vẫn cảm thấy khỏe mạnh, đủ năng lượng và vẫn đạt hiệu quả giảm cân. Không có con đường tắt cho việc duy trì 2 vấn đề trên để chúng trở thành thói quen trong cuộc sống.
HOÀNG NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.