Hé lộ ông chủ nghìn tỷ đứng sau Dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á vừa bị phạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2; Dầu Tiếng 3, thuộc dự án điện mặt trời Dầu Tiếng vừa bị Cục Hải Quan Tây Ninh phạt gần 45 tỷ đồng. Xuân Cầu Holding (Việt Nam) và B. Grimm Power Public (Thái Lan) là 2 nhà đầu tư của dự án trên.

Dự án Điện Mặt trời lớn nhất Đông Nam Á bị phạt

Cục Hải quan Tây Ninh vừa có báo cáo về số thu thuế, phạt chậm nộp, phạt vi phạm hành chính của hàng loạt dự án điện mặt trời trên địa bàn. Theo đó, 6 dự án điện mặt trời lớn bị phạt chậm nộp, phạt vi phạm hành chính với số tiền lên tới trên 50 tỷ đồng, liên quan đến các tờ khai phát sinh trong giai đoạn từ ngày 1/6/2017 đến 30/6/2019.

Trong đó, đáng chú ý có các dự án của hàng loạt “ông lớn” như Dầu Tiếng 1, 2; Dầu Tiếng 3, thuộc Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng.

Theo đó, Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2 có số thuế nhập khẩu phải nộp là hơn 112 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng là hơn 11,2 tỷ đồng. Số tiền phạt chậm nộp là hơn 28,3 tỷ đồng. Số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 12,3 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 3 có số thuế nhập khẩu phải nộp là hơn 10 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng là hơn 1 tỷ đồng. Số tiền phạt chậm nộp là hơn 2 tỷ đồng. Số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 1,1 tỷ đồng.

 

 Quang cảnh nhà máy Điện Mặt trời Dầu Tiếng.
Quang cảnh nhà máy Điện Mặt trời Dầu Tiếng.


Theo tìm hiểu, Dự án nhà máy Điện Mặt trời Dầu Tiếng là dự án hợp tác đầu tư giữa Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan). Đây được xem là cụm Nhà máy Điện Mặt trời có quy mô lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại, với tổng mức đầu tư khoảng 9,1 nghìn tỷ đồng, được xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng, diện tích 504 ha, công suất lắp đặt 420 MW.

Dự án được khởi công vào cuối tháng 6/2018. Sau gần 1 năm thi công xây dựng và lắp đặt, cụm Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng: Dầu Tiếng 1 và Dầu tiếng 2 đã chính thức đưa vào vận hành thương mại, hòa lưới điện quốc gia trong tháng 6/2019.

Cụm Nhà máy là giai đoạn đầu của tổ hợp các Nhà máy Điện mặt trời mà Công ty TNHH Xuân Cầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện Quốc gia với tổng công suất 2000 MW.

Cụm Nhà máy dầu tiếng 1 và Dầu tiếng 2 đi vào hoạt động cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 688 triệu kWh mỗi năm. Ước tính, bằng khoảng mức tiêu thụ điện hàng năm của gần 320.000 hộ gia đình Việt Nam.


Tô Dũng - ông trùm bất động sản nghìn tỷ

Được biết, Công ty TNHH Xuân Cầu (Xuân Cầu Holding) có địa chỉ tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 2.150 tỷ đồng. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 6/2000, hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.

Trong đó, người đại diện pháp luật là ông Tô Dũng, một đại gia kín tiếng trong ngành bất động sản, nắm gần 62% vốn, bà Tô Thị Thu Hiền 16,2%, bà Tô Hồ Thu 7,8%; ông Tô Duy 11,1 % và một số cá nhân khác nắm 3%.

Ít ai biết rằng, trước khi tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, Xuân Cầu Holding nổi lên với vai trò là đơn vị phân phối hàng đầu dòng xe Piaggio của Ý tại Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được biết đến là một “ông trùm” trong lĩnh vực bất động sản với những dự án đình đám.

Trong đó, đáng kể như Xuân Cầu Holdings hiện đang sở hữu khu biệt thự và du lịch sinh thái Hòa Sơn (Green Vesion) có tổng quỹ đất dự án 183,47 ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng; Khu đô thị sinh thái Văn Giang với tổng diện tích gần 200 ha, vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.

Khu biệt thự nghỉ dưỡng Xanh Villas có tổng diện tích gần 50 ha, gồm 500 căn biệt thự và nhà vườn; khu biệt thự Sinh thái Yên Bình (Xanh Villas II) diện tích 6,42 ha, qui mô gồm 60 biệt thự cao cấp, mỗi biệt thự có diện tích 1.000 m2.


 

 Khu biệt thự nghỉ dưỡng Xanh Villas
Khu biệt thự nghỉ dưỡng Xanh Villas


Bên cạnh đó, Xuân Cầu Holdings còn đầu tư hơn 88 tỷ đồng để xây khu Du lịch Kim Bôi có qui mô diện tích 30 ha và là một quần thể dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tắm khoáng. Tổ hợp khách sạn - Trung tâm thương mại Xuân Phú Hưng, bao gồm khu phức hợp khách sạn cao 15 tầng và khu nhà phố thương mại thông tầng đi bộ.

Ngoài ra, Xuân Cầu Holding còn sở hữu khu du lịch Kim Bôi; tổ hợp khách sạn - trung tâm thương mại Xuân Phú Hưng; khu resort Xuân Phú Hải, Mercure Cát Bà, MP Resort - Phú Quốc, Gành đá đĩa - Phú Yên, sân golf Phượng hoàng - Phú Yên…

Trong khi đó, Công ty năng lượng B.Grimm Power (BGP), một nhánh đầu tư của tập đoàn Thái Lan B.Grimm có thế mạnh trong việc đầu tư xây dựng các dự án điện sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió…

Hiện nay, Tập đoàn B.Grimm đang vận hành 45 dự án điện với tổng công suất lắp đặt là 2.892 MW, trong đó có 24 dự án sản xuất điện mặt trời, 17 dự án nhiệt điện, 3 dự án thủy điện và một dự án phát điện bằng diesel. Ngoài ra, tập đoàn này cũng đang phát triển 11 dự án điện nữa mà khi hoàn thành sẽ giúp tăng tổng công suất lên 3.245 MW.

Tại Việt Nam, BGP cùng hợp tác với các đối tác đầu tư xây dựng nhà máy điện dầu diesel tại Biên Hòa với công suất 13 MW, vận hành từ năm 1999, dự án nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1&2 (tỉnh Tây Ninh) với tổng công suất 420 MW, dự án nhà máy điện mặt trời Phú Yên (tỉnh Phú Yên) với công suất 257 MW..



https://danviet.vn/he-lo-ong-chu-nghin-ty-dung-sau-du-an-dien-mat-troi-lon-nhat-dong-nam-a-vua-bi-phat-20210112212437067.htm

Theo QUANG DÂN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null