HĐND huyện Mang Yang thông qua nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày (18 và 19-7) tại huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra kỳ họp thứ 10 HĐND huyện khóa V, nhiệm kỳ 2021-2026 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh 6 tháng đầu năm, đề ra nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023.

Quang cảnh Kỳ họp HĐND huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật

Quang cảnh Kỳ họp HĐND huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật

Theo đánh giá tại kỳ họp: 6 tháng qua, trên lĩnh vực kinh tế, toàn huyện đã gieo trồng vụ Đông-Xuân 2022-2023 được 1.415 ha, đạt hơn 100% kế hoạch, vụ mùa gieo trồng được gần 7.337ha, đạt gần 79% kế hoạch. Huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, triển khai mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được chỉ đạo thường xuyên. Địa phương đã ban hành quyết định giao đất gắn với giao rừng cho các cộng đồng tại 5 xã: Hà Ra, Kon Chiêng, Đak Trôi, Lơ Pang, Kon Thụp.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai. Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay, huyện đã tổng hợp, đăng ký 13 sản phẩm tham gia đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2023...

Các đại biểu HĐND huyện biểu quyết thông qua các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm 2023. Ảnh: Thanh Nhật

Các đại biểu HĐND huyện biểu quyết thông qua các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm 2023. Ảnh: Thanh Nhật

Trên cơ sở kết quả đạt được, HĐND huyện Mang Yang đã thông qua các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của huyện năm 2023. Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, sản xuất vụ mùa. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chuyển đổi cây trồng không hiệu quả, năng suất thấp sang trồng cây dược liệu, rau, hoa, cây ăn quả, trồng cây phân tán. Phòng chống dịch bệnh hại cây trồng và vật nuôi. Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời với những hiện tượng thời tiết bất thường. Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả, chất lượng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi.

Thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng, tập trung chăm sóc tốt rừng trồng. Triển khai có hiệu quả kế hoạch giao đất, giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình. Đẩy nhanh tiến độ thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để trồng rừng và trồng rừng, trồng cây phân tán năm 2023 theo kế hoạch. Hoàn thiện phương án quản lý, sử dụng diện tích đất đã đưa ra quy hoạch 3 loại rừng tại các xã, thị trấn. Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh đề án quy hoạch chung 4 xã, thị trấn (xã Đăk Yă, Đak Ta Ley, Kon Thụp và thị trấn Kon Dơng) và các quy hoạch khác, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch, các quy trình, thủ tục tổ chức đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất khu trung tâm hành chính xã Đak Djrăng và các khu vực đủ điều kiện.

Khẩn trương hoàn thiện các quy trình, hồ sơ thủ tục, mặt bằng để triển khai thi công các công trình, kế hoạch đầu tư công và các dự án có thu tiền sử dụng đất năm 2023; triển khai vốn đảm bảo tiến độ và có hiệu quả. Quan tâm làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để khởi công các công trình đúng tiến độ. Thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chuẩn bị các điều kiện cho năm học 2023-2024. Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội…

Có thể bạn quan tâm

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiến hành thảo luận tổ. Các đại biểu đã chia thành 5 tổ, tập trung phân tích, thảo luận những những tồn tại, hạn chế nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.