Xung đột Nga- Ucraine:

Hãy trao cho hòa bình một cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Các nhà lãnh đạo thế giới, Bộ trưởng quốc phòng và nhiều quan chức an ninh, tình báo quốc tế đã có mặt tại Đức từ 17-19/2 để tham dự Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59 (MSC 2023). Hội nghị năm nay được tổ chức trong bối cảnh đầy thách thức, khi cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra quyết liệt, cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng gay gắt.
Hội nghị an ninh toàn cầu lần thứ 59 diễn ra tại MUnich- Đức. Ảnh: MSC

Hội nghị an ninh toàn cầu lần thứ 59 diễn ra tại MUnich- Đức. Ảnh: MSC

Một năm kể từ khi nổ ra xung đột (ngày 24/2/2022), tình hình thực địa cũng như chính trị an ninh toàn cầu đã có những thay đổi cơ bản. Chiến trường ở Ukraine ngày một khốc liệt hơn khi vũ khí được các phương Tây liên tục gửi đến.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Kiev đang cần đạn dược, pháo và xe tăng. Là chủ nhà, từ thủ tướng cho tới ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Đức tham dự hội nghị đều không mập mờ về ý định kêu gọi các đồng minh nhanh chóng cung cấp xe tăng hiện đại cho Ukraine.

Trước hội nghị, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết sẽ vận động những nước vốn "không thuộc về cái gọi là liên minh truyền thống" quay sang ủng hộ Ukraine và cô lập Moskva. Thế nhưng, ý định của Thủ tướng Đức Olaf Scholz chưa thành hiện thực khi nhiều nước hiện sở hữu loại xe tăng này im lặng hoặc thậm chí lên tiếng phản đối. Chính phủ Hà Lan và Đan Mạch thông báo sẽ không cung cấp Leopard 2 cho Ukraine.

Theo Ngoại trưởng Đức, cho đến khi Ukraine có các hệ thống hiện đại hơn của phương Tây, việc cung cấp đạn dược để sử dụng cho các thiết bị đã được chuyển giao, chẳng hạn như pháo phòng không Gepard, phải được đảm bảo. Nhưng đáp lại lời kêu gọi trên là sự im lặng nơi nhiều thành viên.

Liên quan việc thiếu hụt đạn dược ở Ukraine, tại MSC, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết EU đang thực hiện một thủ tục mua sắm mới để nhanh chóng đặt hàng với ngành công nghiệp vũ khí.

Nhưng kêu gọi cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho rằng, các đối tác phương Tây“không đồng ý chuyển giao máy bay chiến đấu ở thời điểm hiện nay. Chỉ có Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố đang xem xét chuyển giao những chiếc MiG-29 cho Ukraine.

Kiev thậm chí còn kêu gọi phương Tây cung cấp bom phospho và bom chùm, song Đức và trên 100 quốc gia đã cấm sử dụng. Thủ tướng Anh Rishi Sunak thì tuyên bố nước này sẽ trang bị vũ khí tầm xa cho phép Kiev tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở xa tiền tuyến.

Mục tiêu của phương Tây tại MSC 2023 là hô hào đoàn kết, cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời tiếp tục trừng phạt Nga. Theo Tổng thống Pháp, "không có đối thoại (với Nga) vào lúc này", nhưng ông cũng nói thêm rằng đàm phán chỉ có thể diễn ra với điều kiện "do Ukraine lựa chọn" và các đồng minh của Kiev phải tiếp tục cung cấp cho Ukraine công cụ để buộc Moskva trở lại đàm phán.

Trong bối cảnh phương Tây liên tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, Nga càng hoài nghi về mong muốn hòa bình của phương Tây. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc phương Tây thiếu thiện chí đàm phán, không cởi mở với các sáng kiến hòa bình. Việc MSC 2023 không mời đại diện Nga đã cho thấy điều đó.

Về phía Bắc Kinh, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi giải quyết xung đột ở Ukraine một cách hòa bình thông qua đối thoại và tham vấn, nhấn mạnh rằng vấn đề giữa các quốc gia không nên giải quyết thông qua việc gây sức ép hoặc biện pháp trừng phạt đơn phương, bởi sẽ phản tác dụng. Đồng thời thông báo ,sáng kiến của Bắc Kinh về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước phải được tôn trọng, các nguyên tắc trong Hiến chương Liên hợp quốc phải được duy trì.

Brazil cũng không đồng ý cung cấp vũ khí cho Kiev đồng thời nhấn mạnh sẵn sàng làm trung gian cho các cuộc đàm phán ngừng bắn và đàm phán hòa bình.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế Đức Wolfgang Bork đánh giá có thể thông qua hội nghị, các bên tìm một định dạng đàm phán mới, song điều đó chỉ khả thi khi các bên đồng ý ngồi lại với nhau.

MSC 2023 khép lại mà chưa thấy giải pháp rõ ràng cho cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ hai ở Ukraine. Xung đột đã gây ra những hệ lụy khôn lường, nên đã tới lúc các bên bình tĩnh trao cho hòa bình một cơ hội.

TS ( từ TTXVN, TPO, cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

(GLO)-Theo báo Nga RT, ông Prigozhin đưa ra tuyên bố về diễn biến mới quan trọng thông qua một video được quay ngay phía trước tòa thị chính của thành phố. Theo đó sáng 3/4, tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố họ đã kiểm soát được thành phố Bakhmut ở khu vực Donetsk, đông Ukraine "theo nghĩa pháp lý".
Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

(GLO)-Theo nguồn tin Reuters, chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ông của Tổng thống Macron sẽ là cơ hội quan trọng để Pháp và Trung Quốc tái kết nối ở cấp cao nhất sau ba năm Trung Quốc đóng cửa vì COVID-19, và củng cố thêm vai trò trung gian hòa giải của Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga- Ucraine.
Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Ông Trump bị truy tố

Ông Trump bị truy tố

Đại bồi thẩm đoàn New York bỏ phiếu truy tố cựu tổng thống Trump liên quan cáo buộc chi tiền "bịt miệng" sao khiêu dâm Daniels

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

(GLO)-Hôm 24/3, ông Mikhail Podolyak, cố vấn Văn phòng Tổng thống Ukraine, nói với kênh truyền hình quốc gia rằng: “Về mặt tổ chức, cả Văn phòng Tổng thống và Bộ Ngoại giao Ukraine, gồm người đứng đầu văn phòng Andrey Yermak và Ngoại trưởng Dmitry Kuleba, đều tham gia vào việc này. Chúng tôi chủ động đề nghị tổ chức cuộc hội đàm”.
Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

(GLO)-Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Kyodo News ngày 24/3 khi tới Tokyo, ông Thaksin cho hay có thể quay trở lại Thái vào năm nay. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và rời Thái năm 2008 để tránh phải ngồi tù.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Pháp: cảnh sát liên tục đụng độ với người biểu tình

Pháp: cảnh sát liên tục đụng độ với người biểu tình

(GLO)-3 ngày qua, nước Pháp rúng động vì những đợt biểu tình trở nên quá khích với hàng ngàn người tham gia. Đám đông tụ tập hò hét, phản đối, cảnh tượng nhếch nhác, rác chất đống thủ đô hoa lệ khiến người dân và du khách cảm thấy chán nản, chỉ mong tình hình sớm được vãn hồi.
Nga nêu điều kiện để có hòa bình ở Ucraine

Nga nêu điều kiện để có hòa bình ở Ucraine

(GLO)-Hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 19/3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt và các vụ kiện tại tòa án quốc tế chống lại Moskcow là một trong những điều kiện để giải quyết vấn đề ở Ukraine.