Hào hứng chạy đồng hành “Vì bình yên biên giới”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 16-4, hàng trăm vận động viên (VĐV) đã tham gia chạy đồng hành “Vì bình yên biên giới” từ TP. Pleiku lên huyện biên giới Ia Grai. Không chỉ khơi dậy sở thích chạy bộ, chương trình còn là cầu nối lan tỏa tình yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Từ hơn 4 giờ ngày 16-4, bầu không khí ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã trở nên rộn ràng với sự góp mặt của hàng trăm người tham gia chương trình chạy “Vì bình yên biên giới”. Đây là sự kiện do Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai phối hợp cùng Câu lạc bộ (CLB) Gia Lai Marathon và các đơn vị liên quan tổ chức. Chương trình đã quy tụ gần 500 VĐV đến từ 13 xã, thị trấn, trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Ia Grai cùng các thành viên của CLB Gia Lai Marathon, CLB Marathon huyện Đak Tô (tỉnh Kon Tum) tham gia. Dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Chủ nhiệm CLB Gia Lai Marathon; lãnh đạo các sở, ngành và TP. Pleiku.

Các VĐV phải trải qua những con dốc ở địa bàn giáp ranh giữa TP. Pleiku và huyện Ia Grai. Ảnh: Văn Ngọc

Các VĐV phải trải qua những con dốc ở địa bàn giáp ranh giữa TP. Pleiku và huyện Ia Grai. Ảnh: Văn Ngọc

Phát biểu khai mạc, ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, Trưởng ban tổ chức chương trình-nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên huyện tổ chức chương trình và đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của UBND TP. Pleiku, CLB Gia Lai Marathon và các đơn vị liên quan. Sự kiện nhằm động viên người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe để học tập, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đồng thời là dịp để quảng bá vùng đất danh lam thắng cảnh và con người Ia Grai. Hơn cả, sự kiện làm cầu nối giữa các Mạnh Thường Quân với các em nhỏ khó khăn, giúp các em có thêm động lực học tập, phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội”.

Tại chương trình, các VĐV tham gia nhiều cự ly gồm: 3 km, 5 km, 10 km, 15 km và dài nhất là 19,5 km từ Quảng trường Đại Đoàn Kết dọc theo tuyến đường Trần Hưng Đạo-Hùng Vương-Nguyễn Văn Cừ và tỉnh lộ 664 đến điểm cuối là nhà rông của Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai. Với tính chất là chương trình chạy đồng hành, Ban tổ chức không tính thành tích mà khích lệ các VĐV hoàn thành đường chạy dài 19,5 km. Với các VĐV chạy ở cự ly ngắn hơn, Ban tổ chức bố trí phương tiện để hỗ trợ về đích thành công.

Dọc theo tuyến đường, đoàn VĐV đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của người dân. Không chỉ hô hào cổ động, tiếp nước, trái cây, một số người còn tham gia chạy hưởng ứng. Sau gần 2 tiếng đồng hồ, các chân chạy đã đến khu vực cổng chào huyện Ia Grai tập kết thành đoàn trước khi tiến vào trung tâm thị trấn Ia Kha rồi về đích. Đoàn VĐV hàng trăm người với khí thế hứng khởi khiến tuyến đường trung tâm huyện Ia Grai trở nên sôi động. Người dân cùng các em học sinh nơi đây đã đổ ra đường để chào đón.

Chương trình thu hút gần 500 VĐV trong và ngoài tỉnh tham gia. Ảnh: Văn Ngọc

Chương trình thu hút gần 500 VĐV trong và ngoài tỉnh tham gia. Ảnh: Văn Ngọc

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao 30 chiếc xe đạp và 30 chiếc cặp sách cho các em học sinh nghèo vượt khó ở thị trấn Ia Kha, xã Ia O, Ia Chía. Trong số này có 20 chiếc xe đạp được trích từ Quỹ “Áo ấm cho em” của CLB Gia Lai Marathon, 10 chiếc xe đạp do một thành viên của CLB Gia Lai Marathon trao tặng, 30 chiếc cặp sách do Agribank Ia Grai tài trợ. Ngoài ra, các Mạnh Thường Quân cũng trao 3 suất quà trị giá 3 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới.

Em Ksor Chơnh-học sinh lớp 9, Trường THCS Chu Văn An (xã Ia O) chia sẻ: “Cha mẹ mất từ khi em mới 5 tuổi, bỏ lại 4 anh chị em. Em rất thích đi học nhưng hoàn cảnh khó khăn, nhiều lúc tưởng phải nghỉ giữa chừng. Năm 2019, em được các chú bộ đội Biên phòng nhận làm con nuôi, được hỗ trợ ăn học. Hôm nay, em rất vui vì nhận được những món quà của các cô chú. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mọi người”.

Trao đổi với P.V, ông Trần Minh Trường-Phó Chủ nhiệm CLB Gia Lai Marathon-cho hay: “Hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó là hoạt động thường xuyên của CLB. Hôm nay, hơn 100 thành viên của CLB hưởng ứng hoạt động này nhằm mang những điều tốt đẹp đến với vùng biên cương của Tổ quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục gây quỹ, kêu gọi tài trợ để tổ chức chương trình tương tự nhằm san sẻ với những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn”.

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.