Hàng xách tay 'nở rộ' trên mạng xã hội - Kỳ 2: Cuộc chiến pháp lý trước nguy cơ hàng giả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dịch vụ bán hàng xách tay nở rộng trên mạng xã hội, cuộc chiến cạnh trạnh giá cả khốc liệt khi 'nhà nhà buôn hàng xách tay'. Và người tiêu dùng phải làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ hàng giả, hàng nhập lậu.

 Các đơn hàng mua qua mạng và giao hàng tận nhà gia tăng ẢNH: KHẢ HÒA
Các đơn hàng mua qua mạng và giao hàng tận nhà gia tăng ẢNH: KHẢ HÒA


Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp bán hàng qua mạng xã hội nhưng không có giấy tờ về xuất xứ nguồn gốc. Vậy làm sao bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ hàng giả khi mua hàng xách tay.

Trưa 22.2, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra kho hàng nghi là hàng nhập lậu nằm mặt tiền quốc lộ 1 (đoạn qua P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) do ông Đ.D.D. (49 tuổi) làm chủ.

Thời điểm kiểm tra, trong kho hàng rộng khoảng 600 m2 đang có 20 người thực hiện bán hàng bằng hình thức livestream qua mạng xã hội Facebook, xung quanh là hàng chục nghìn sản phẩm như mỹ phẩm, dược phẩm, quần áo, giày dép, đồng hồ, mắt kính… mang nhiều thương hiệu khác nhau... ước tổng trị giá hàng tỉ đồng.

Làm việc với lực lượng công an, ông D. chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng hóa trên. Ông D. cho biết số hàng trên được chuyển từ Mỹ về Việt Nam, do khách hàng tại Việt Nam đặt mua từ bà M. (chị ruột của ông D.) livestream bán hàng trực tiếp từ Mỹ.

Trước đó, ngày 19.1, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh cho biết đơn vị này đang phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh, Hải quan Quảng Ninh, điều tra cửa hàng Nguyen Pham Store (P.Trần Phú, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) chứa hàng trăm mặt hàng quần áo, túi xách thời trang gắn nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Nguy cơ hàng lậu, hàng giả

Lý giải việc “rầm rộ” mua bán hàng xách tay, theo luật sư Võ Đan Mạch (Tổng thư ký hiệp hội bán hàng đa cấp), có thể thấy rằng, do tâm lý sính ngoại, thích sử dụng các nhãn hàng nổi tiếng của một bộ phận người tiêu dùng đã làm cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh các mặt hàng này phát triển hơn bao giờ hết. Và giữa vô vàn chủng loại hàng hóa, xuất xứ, thật khó để phân biệt đâu là thật, đâu là giả.

Vậy, “hàng xách tay”, “hàng qua mạng” thực chất được quy định như thế nào? Làm sao để người dân tự bảo vệ mình trước một “ma trận” hàng hóa trên thị trường?

Luật sư Võ Đan Mạch cho biết pháp luật không có định nghĩa về khái niệm “hàng xách tay” này mà chỉ quy định về hàng hóa nhập khẩu theo quy định và “hàng hóa nhập lậu”.

 

Luật sư Võ Đan Mạch cho biết pháp luật không có định nghĩa về khái niệm “hàng xách tay” này mà chỉ quy định về hàng hóa nhập khẩu theo quy định và “hàng hóa nhập lậu” - Ảnh: NG.NG
Luật sư Võ Đan Mạch cho biết pháp luật không có định nghĩa về khái niệm “hàng xách tay” này mà chỉ quy định về hàng hóa nhập khẩu theo quy định và “hàng hóa nhập lậu” - Ảnh: NG.NG


Cũng theo luật sư Mạch, “hàng hóa nhập lậu” là những hàng hóa rơi vào một trong các trường hợp theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020 của Chính phủ.

Gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Thứ hai, luật sư Mạch cũng lưu ý, chưa bàn đến việc hàng hóa có được nhập khẩu theo đúng quy định hay hàng nhập lậu, có thể những hàng hóa được quảng cáo là “hàng xách tay” là hàng giả.

Bán hàng xách tay lậu, xử lý ra sao?

Luật sư Trần Thu Thủy (Công ty Luật TNHH TAPHA) khẳng định, hiện nay, Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định về mức phạt hành chính trong trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu với mức phạt từ 500.000 đồng đến 100 triệu đồng (đối với trường hợp vi phạm là tổ chức) và phạt gấp hai lần đối với các trường hợp “Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Ngoài ra, một số trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “buôn lậu” hoặc “trốn thuế”.

Trường hợp bán hàng giả, luật sư Trần Thu Thủy cho biết nếu chưa đến mức bị xử lý hình sự thì các hành vi bán hàng giả sẽ bị phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng, theo Nghị định 98/2020.  

 


Trường hợp các cá nhân kinh doanh trên Facebook, zalo và một số ứng dụng xã hội khác phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phải đăng ký tài khoản và sẽ do cơ quan thuế quản lý. Cá nhân kinh doanh với doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên phải nộp thuế.

“Hàng giả” gồm:
 
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

(Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)


 Theo PHAN THƯƠNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.