Hàng trăm giáo viên ở Bình Dương nghỉ việc, Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị 'có giải pháp'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hơn 1 năm qua, 527 giáo viên ở Bình Dương xin nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói đây là điều "lãnh đạo Bộ rất quan tâm" và đề nghị chủ tịch UBND tỉnh chỉ  đạo có giải pháp khắc phục.
 


Tại hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 sáng nay 12.8, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương Nguyễn Thị Nhật Hằng cho biết các cấp học mầm non, tiểu học của địa phương thiếu nhiều giáo viên so với quy định.

 

Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 sáng nay 12.8 - Ảnh: Mạnh nguyễn
Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 sáng nay 12.8 - Ảnh: Mạnh nguyễn


Đáng chú ý, thời gian gần đây giáo viên ở Bình Dương nghỉ việc nhiều. Từ tháng 1.2021 đến 4.2022 có 527 giáo viên nghỉ việc.

Một trong những nguyên nhân, theo bà Hằng: "Do lương của giáo viên chưa trang trải được cuộc sống. Tình trạng thiếu giáo viên là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục".

Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương cũng nêu thực tế, nhiều địa bàn có số học sinh/lớp vượt cao so với quy định; nhiều trường phải giảm lớp học 2 buổi/ngày do thiếu phòng học, đặc biệt tại nhiều trường phải thực hiện dạy học 1 buổi/ngày ngay cả với lớp 1. Điều này đã ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về đội ngũ công chức, viên chức, hiện toàn tỉnh có 20.044 người, nếu so với số học sinh của năm học tới thì số giáo viên thiếu là trên 3.000 người. Ngành GD-ĐT đã tham mưu lãnh đạo tỉnh thực hiện tuyển dụng theo phân cấp quản lý, tiếp tục ký hợp đồng với viên chức, nhân viên còn thiếu sau khi tuyển dụng; tiếp tục phân công giáo viên dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Bà Hằng cho biết, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới có những môn mới đưa vào giảng dạy như môn nghệ thuật, giáo viên còn hạn chế, vì vậy mong Chính phủ, Bộ Nội vụ có chính sách đặc thù để thu hút, đào tạo giáo viên cho môn học này đáp ứng nhu cầu về giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sau phần phát biểu của bà Hằng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh này báo cáo rõ hơn nguyên nhân khiến 527 giáo viên nghỉ việc vì đây là nội dung “lãnh đạo Bộ rất quan tâm”. "Đề nghị Chủ tịch tỉnh Bình Dương tham dự hội nghị này sớm chỉ đạo có giải pháp khắc phục tình trạng này và có sự trao đổi lại trong những ngày sắp tới", ông Sơn nói.

Liên quan đến nội dung trao đi, đổi lại trên, trong phần phát biểu cuối hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: Bộ GD-ĐT cần phải ứng dụng công nghệ, nắm thật chắc nguồn lực của ngành về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, gắn với thông tin dân số của từng địa bàn để toàn ngành và từng địa phương chủ động đảm bảo đủ lớp, đủ trường, đủ giáo viên cho học sinh.

"Vừa rồi đồng chí ở Bình Dương phát biểu thiếu giáo viên, Bộ trưởng đề nghị tỉnh báo cáo. Nhưng thực ra nếu chúng ta chủ động nắm tình hình thì sẽ biết địa phương thiếu bao nhiêu, không phải tỉnh báo cáo nữa", ông Đam nói.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị thời gian tới Bộ GD-ĐT cần tiếp tục nắm thật chắc cả về cơ sở vật chất trường học, làm sao cơ sở dữ liệu của Bộ phải có đủ từng địa bàn, từng xã có bao nhiêu lớp, bao nhiêu trường đáp ứng chỗ học của bao nhiêu cháu. Có như vậy mới biết chỗ nào thừa, chỗ nào thiếu và mới định hướng quy hoạch. Nắm được rồi nhưng phải cập nhật và có bộ phận xử lý thông tin.

 

Theo Tuệ Nguyễn - Quý Hiên (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.