Hai ông 'quốc bảo' sâm Hàn trồng… sâm Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một ngày đẹp trời, tôi gặp hai nhà khoa học được coi là 'quốc bảo' của giới nghiên cứu nhân sâm Hàn Quốc tại Lạc Dương, Lâm Đồng. Điều thật thú vị là họ đến đây để trồng sâm VN.

Tôi gặp họ tại vườn sâm Việt tươi tốt ở Lạc Dương mấy lần. Nhưng lần nào tôi xin phép phỏng vấn hai nhà khoa học là GS-TS Park Jeong-hill (ĐH Quốc gia Seoul, nguyên Chủ tịch Hội Nhân sâm Hàn Quốc) và TS Yun-Hyun Yu (nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu tài nguyên sinh học của KT&G - Hàn Quốc, thực hiện các nghiên cứu về cả việc trồng nhân sâm và thuốc lá) để viết báo, song cả hai đều từ chối. Đến lần này thì họ đồng ý.

Duyên nợ với sâm Việt

GS Park và TS Yu tới VN để trồng sâm VN (SVN) là bởi cả hai có mối "thâm tình" với GS-TS Nguyễn Minh Đức (nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, hiện công tác tại Khoa Dược - Trường ĐH Tôn Đức Thắng) và TS Lê Thị Hồng Vân (giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM). GS Park và GS Minh Đức là hai nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới về nghiên cứu sâm, cả hai gặp nhau từ năm 1998 và giữ mối liên hệ trong hợp tác nghiên cứu khoa học từ nhiều năm nay. Từ năm 2012, nhóm nghiên cứu Việt - Hàn đã thực hiện những chuyến đi khảo sát các vùng trồng SVN để hiểu hơn tình hình phát triển của dược liệu quý này. Với niềm đam mê bảo tồn và phát triển cây sâm "quốc bảo", các nhà khoa học đã thuyết phục TS Yu, người có kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu trồng nhân sâm, cùng tham gia dự án bảo tồn, di thực và phát triển trồng SVN.

GS-TS Park Jeong-hill và TS Yun-Hyun Yu tại vườn sâm Việt kết hợp với các nhà khoa học VN trồng tại Lâm Đồng

GS-TS Park Jeong-hill và TS Yun-Hyun Yu tại vườn sâm Việt kết hợp với các nhà khoa học VN trồng tại Lâm Đồng

"Đây là một thách thức đáng kể đối với TS Yu và các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu, bởi việc di thực SVN đến Lâm Đồng - một vùng đất xa lạ với họ và với phương pháp trồng trọt mới, đã khiến các thành viên trong nhóm cũng rất lo lắng về dự án này", TS Vân tâm sự.

Sự thành công trong việc trồng SVN trên vùng đất không phải là bản địa của nó là nhờ "team" nhà khoa học Việt - Hàn hội tụ đầy đủ tâm huyết, chất xám, kinh nghiệm trồng sâm... Họ đã xác lập kỷ lục chưa từng có: Lần đầu tiên SVN được trồng đại trà trên cánh đồng bằng phẳng với mái che nhân tạo, phân bố trồng sâm xa nhất về phía nam, gần đường xích đạo nhất (vĩ độ 12 độ bắc) của các loài Panax. Lần đầu tiên SVN được di thực và trồng lớn thành công tại Lâm Đồng, nơi có độ cao thấp (tương đương 1.400 m), nhiệt độ trung bình cao hơn và cách xa vùng sâm bản địa.

Cách đây khoảng hơn 3 năm, chúng tôi đã được thâm nhập vườn sâm "giấu" của họ. Dịp này, vườn sâm đến kỳ thu hoạch. Tôi đã rất ngỡ ngàng khi một công ty dược phẩm danh tiếng đã đến đây mua 88 kg củ sâm với giá hơn 6 tỉ đồng. Lúc đó, nhìn thành quả bước đầu ai cũng cảm xúc. Tôi thấy TS Yu, người đảm nhận hầu hết kỹ thuật trồng, chăm sóc sâm ở vườn này, gương mặt rạng rỡ và nụ cười mãn nguyện. Tôi hỏi là một người Hàn và gần cả cuộc đời gắn bó với cây nhân sâm của nước mình, tại sao ông lại sang đây trồng sâm Việt, TS Yu tâm tình: "GS Park đã đề nghị tôi phát triển công nghệ trồng SVN vào năm 2012. Tôi nói với anh ấy tôi có thể làm điều đó sau khi quan sát khu vực trồng SVN và điều kiện môi trường. Ở nước tôi, trồng nhân sâm theo mô hình công nghiệp đã thành công rất lâu rồi. Nước bạn có sâm Việt là loại sâm quý nhưng chưa trồng và phát triển theo hướng công nghiệp. Một số người còn hoài nghi sâm Việt di thực khó thành công. Và tôi đến đây để thử thách và chứng minh điều ngược lại. Nói cách khác là tôi có duyên nợ với sâm Việt".

GS Park (trái) và TS Yu tại vườn sâm Việt ở Lâm Đồng

GS Park (trái) và TS Yu tại vườn sâm Việt ở Lâm Đồng

Còn GS Park có chia sẻ thú vị: "Tôi đã nghiên cứu sâm từ rất lâu. Tôi đã bất ngờ khi lần đầu tiên phân tích hàm lượng saponin của SVN (sâm Ngọc Linh - PV), và thấy hàm lượng saponin cao hơn rất nhiều so với các loài sâm (Panax) khác. Năm 2012, TS Yu và tôi, cùng hai nhà khoa học VN gồm GS Đức và TS Vân, đã thăm vườn trồng SVN tại núi Ngọc Linh. Từ đó, chúng tôi quyết định hợp tác và phát triển SVN thành một sản phẩm hàng đầu thế giới đại diện cho VN, giống như nhân sâm Hàn Quốc".

Vị tiến sĩ đáng kính

Vườn sâm Việt của tình hữu nghị Việt - Hàn thành công hơn cả mong đợi có sự đóng góp của bộ tứ các nhà khoa học. Tuy nhiên, công lao lớn nhất phải nói đến ngài tiến sĩ về hưu Yun-Hyun Yu. Có thể lần đầu tiên, ông Yu xuất hiện trên truyền thông VN, nhưng câu chuyện ông "xa xứ" sang VN để kết duyên với sâm Việt đã gần 10 năm rất đáng ngưỡng mộ.

Gần 10 năm, tại thung lũng hoang vắng nằm ở xã Đạ Sar (H.Lạc Dương, Lâm Đồng) có một ông "quốc bảo" nhân sâm cặm cụi trồng sâm Việt. Bên ông có một vài kỹ sư và nhân viên người Việt phụ việc và mấy con chó canh giữ vườn sâm quý. Gần 10 năm, trên một khoảnh đất ban đầu rộng chừng 3.000 m2 dùng phương pháp nghiên cứu trồng sâm Việt, nay đội ngũ các nhà khoa học trồng sâm đã bắt đầu phát triển mô hình này với diện tích lên đến 50.000 m2 và "chủ xị" kỹ thuật trồng, chăm sóc vẫn là TS Yu. "Ở bên Hàn, TS Yu là người thành công, rất nổi tiếng và đủ đầy về kinh tế, nhưng ông vẫn chấp nhận đến đất nước xa xôi này, chấp nhận xa gia đình và cuộc sống tiện nghi vì cây SVN. Thật đáng quý!", TS Vân cảm động nói.

Vài lần được GS Minh Đức và TS Hồng Vân mời lên tham quan vườn sâm, chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn các luống sâm con mọc lên như giá. Cạnh đó là những luống sâm nhiều tuổi hơn xanh mướt. Đã mắt nhất là nhìn những luống sâm đang đơm hoa, kết quả. Những chùm ken kín quả đỏ, điểm chấm đen đặc trưng của sâm Việt khoe sắc khiến ai cũng thích thú. Thật sự, chúng tôi cũng đã đến những vùng bản địa trồng sâm Việt (sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu), nhưng chưa thấy ở đâu sâm Việt lại phát triển tốt và có tỷ lệ hạt trên mỗi chùm cao đến vậy.

"Năm 2014, TS Yu đã có mặt tại đây. Lúc đó bắt đầu mua hạt sâm giống Việt về trồng, kết quả nảy mầm phát triển chồi lá đạt hơn 80%. Tiếp tục chăm sóc đến năm thứ 3, sâm lần lượt nở hoa, ai cũng mừng, còn tôi như muốn khóc. Được vậy phần lớn là nhờ TS Yu", TS Vân bồi hồi kể lại.

Đến vườn sâm Việt của nhóm nhà khoa học Việt - Hàn, chứng kiến TS Yu, nay đã ngoài 70 tuổi cẩn trọng, tỉ mỉ chăm sóc từng cây sâm, chúng tôi có cảm nghĩ rằng dường như ông xem hàng trăm ngàn cây sâm Việt kia như con, lắng nghe từng cơn nóng lạnh của thời tiết, biết được "sức khỏe" của nó để chăm sóc…

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.