Sâm 'quốc bảo' Việt đi về đâu?: Người 'cuồng sâm Việt' và khát khao bảo tàng sâm VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Khi loạt phóng sự 'Sâm quốc bảo Việt đi về đâu?' chuẩn bị kết thúc, thì một người trong giới sưu tầm sâm Ngọc Linh mách rằng có một tay chơi sâm Việt lừng danh đang sở hữu bộ sưu tập sâm Lai Châu độc nhất vô nhị.

Thông tin trên khiến chúng tôi tò mò, gặng hỏi tên, địa chỉ tay chơi sâm Việt lừng danh này. Hóa ra không phải ai xa lạ, đó là ông Việt "cuồng sâm", người đã từng xuất hiện trên Báo Thanh Niên cùng với bộ sưu tập (BST) sâm Ngọc Linh (SNL) hiếm có của mình.

Bộ sưu tập sâm Lai Châu độc đáo

Đến Bảo tàng SNL của ông Nguyễn Tấn Việt trên đường Nguyễn Sơn, Q.Tân Phú, TP.HCM, chúng tôi thấy ông đang tất bật đưa BST sâm Lai Châu (SLC) vào bảo tàng. Ông Việt cho biết PV Thanh Niên là nhà báo đầu tiên được tiếp cận BST này. BST cả ngàn củ SLC thuộc "hàng độc" chúng tôi được chiêm ngưỡng hôm nay, theo ông chủ bảo tàng sâm này, là đã "ém" không cho ai biết từ nhiều năm qua.

Các nhà báo tham quan Bảo tàng Sâm Ngọc Linh mà sắp tới ông Việt sẽ đổi tên thành Bảo tàng Sâm Việt Nam

Các nhà báo tham quan Bảo tàng Sâm Ngọc Linh mà sắp tới ông Việt sẽ đổi tên thành Bảo tàng Sâm Việt Nam

Một góc phòng trưng bày mà ông Việt gọi là Trung tâm “Minh bạch sâm”

Một góc phòng trưng bày mà ông Việt gọi là Trung tâm “Minh bạch sâm”

Củ sâm Lai Châu trong bộ sưu tập có dáng thế lạ

Củ sâm Lai Châu trong bộ sưu tập có dáng thế lạ

Bộ sưu tập sâm Lai Châu của ông Việt có nhiều củ dáng người như nhân sâm Hàn

Bộ sưu tập sâm Lai Châu của ông Việt có nhiều củ dáng người như nhân sâm Hàn

Một củ sâm Lai Châu trong bộ sưu tập của ông Việt nặng 1,5 kg

Một củ sâm Lai Châu trong bộ sưu tập của ông Việt nặng 1,5 kg

Chúng tôi hỏi ông Việt, tại sao lúc này không "ém" BST loài sâm được xem như "em sinh đôi" của SNL này nữa, thì ông chân thành nói: "Tại vì tôi phải chọn thời điểm. Sau khi SLC cũng được nhà nước coi là sâm quốc bảo, nay lại vừa đọc loạt phóng sự rất hay của Báo Thanh Niên viết về sâm Việt, trong đó có mấy bài nói về SLC nên tôi "ngứa nghề" công bố luôn".

Cái "hỗn danh" "ông Việt cuồng sâm" là do người đàn ông 50 tuổi này tự nhận. Cũng có lúc ông nói mình là người "điên sâm". Nhưng cái điên của ông Việt trong thế giới sâm Việt là cái điên siêu hạng, tinh quái của một nhà sưu tập. Ông Việt cho biết từ khi SNL bắt đầu nổi danh trong bá tánh thiên hạ, còn SLC vẫn ít ai ngó ngàng tới thì ông đã âm thầm sưu tập nó cùng lúc với những củ SNL vô giá cho đến bây giờ. "Cái nhạy cảm, cái điên của nhà sưu tập là ở chỗ đó. Người ta nhìn thấy được giá trị của một số vật phẩm mà những người khác chưa, hoặc không nhìn thấy", ông Việt bày tỏ. Được biết, cùng với BST SNL được dân chơi sâm Việt thứ thiệt kính nể, BST SLC của ông Việt cũng có thể khiến các nhà nghiên cứu lẫn dân sưu tầm sâm ngỡ ngàng.

Chỉ riêng số lượng hiện vật SLC với hơn 1.000 củ được tuyển chọn kỹ đã thấy mức độ "chịu chơi" của ông Việt. Nhưng sự độc đáo của BST SLC nằm ở độ tuổi, kiểu dáng. Mỗi củ SLC đều có dáng thế độc lạ, tuy nhiên dáng người với các sắc thái khác nhau như nhân sâm Hàn Quốc khá phổ biến trong BST SLC của ông Việt. Phần lớn BST SLC là sâm trồng, nhưng vẫn có không ít củ sâm tự nhiên thuộc hàng hiếm có, khó tìm. Ông Việt dè dặt cho chúng tôi xem một số củ mà ông gọi là SLC "cổ". Đó là những củ sâm từ 50 - 70 tuổi, nặng từ 500 gr đến vài ký, có củ dài gần cả mét. Đặc biệt nhất là củ SLC mà ông Việt nói vui "củ sâm thành tinh" được cất kỹ trong phòng riêng, che chắn cẩn thận. Người viết bài này cũng đã từng thấy một số củ SLC tuổi đời, chiều dài và cân nặng khá cao nhưng chưa bao giờ nhìn thấy củ sâm "quái dị" như củ sâm này. Ông Việt tiết lộ nó nặng 4,2 kg, dài 1,1 m và tuổi hơn 100 năm.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết việc ông Việt bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của để sưu tập SNL và SLC không chỉ để thỏa mãn thú chơi, mà mục đích quan trọng hơn là giúp bảo tồn, gìn giữ những loài sâm quý của người Việt. Ông Việt tâm sự rằng: Hàn Quốc có bảo tàng nhân sâm lớn khủng khiếp. Chính phủ Hàn Quốc còn xây dựng Trung tâm Nhân sâm quốc gia tại thủ đô Seoul. Đó là nơi cung cấp những loại nhân sâm được chính phủ bảo hộ. Còn ở VN, SNL và SLC đều coi là quốc bảo, vậy mà chưa có trung tâm hay bảo tàng sâm Việt nào. "Nếu trước đây tôi chỉ nghĩ đến chơi sâm thì nay tôi phải góp một phần vào sự phát triển của sâm Việt", ông Việt tâm sự.

Trung tâm "Minh bạch sâm"

Bảo tàng SNL đầu tiên và duy nhất cho đến nay của VN do ông Việt thành lập ra đời năm 2019, được xem là bằng chứng về mức "chịu chơi", độ đặc biệt và tâm huyết của một cá nhân đối với sâm Việt. Nhưng có vẻ người đàn ông "cuồng sâm" này vẫn thấy chưa đủ. "Tôi phải chơi lớn hơn", ông Việt hào hứng nói. Cuộc chơi lớn của ông Việt hiện nay là mở rộng bảo tàng sâm, đổi tên Bảo tàng SNL thành Bảo tàng Sâm VN để trưng bày tất cả các loại củ được gọi là sâm (chủ yếu là SNL và SLC). "Tôi muốn tất cả những ai đến bảo tàng này không chỉ để chiêm ngưỡng mà hiểu biết cặn kẽ hơn về các loại sâm, đặc biệt là sâm Việt quốc bảo để yêu quý, gìn giữ, phát triển nó", ông Việt trải lòng.

Từ trên xuống dưới: Một cây sâm Lai Châu vùi cũng có trong BST - Một củ sâm Lai Châu tươi ông Việt vừa mới sưu tập - Sâm Lai Châu được trưng bày trong bảo tàng của ông Việt - Sâm Lai Châu đầy đủ các bộ phận giúp khách tham quan nhận diện - Sâm Lai Châu với đầy đủ bộ phận trưng bày giúp mọi người nhận diện, so sánh hình thái sâm Lai Châu với các loại sâm khác

Từ trên xuống dưới: Một cây sâm Lai Châu vùi cũng có trong BST - Một củ sâm Lai Châu tươi ông Việt vừa mới sưu tập - Sâm Lai Châu được trưng bày trong bảo tàng của ông Việt - Sâm Lai Châu đầy đủ các bộ phận giúp khách tham quan nhận diện - Sâm Lai Châu với đầy đủ bộ phận trưng bày giúp mọi người nhận diện, so sánh hình thái sâm Lai Châu với các loại sâm khác

Ý tưởng "độc lạ" của ông Việt là Bảo tàng Sâm VN cũng là Trung tâm "Minh bạch sâm". Ông Việt cho biết nơi đây sẽ được "mổ xẻ" cụ thể nhất, đối chứng minh bạch nhất về các loại sâm quý bản địa của người Việt (chủ yếu là SNL và SLC) và sâm "đội lốt", sâm trôi nổi trên thị trường làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu sâm VN. Để tiến tới hoạt động Trung tâm "Minh bạch sâm", từ mấy năm trước, ông Việt đã bỏ hàng tỉ đồng nhập máy móc hiện đại từ châu Âu về kiểm định từng củ sâm từ định tính, định lượng, gien... Ông cũng mời một vị giáo sư có nhiều kinh nghiệm và bề dày nghiên cứu về sâm Việt điều hành khâu kiểm nghiệm, cùng với cộng sự là những cử nhân ngành dược. Được biết, phòng kiểm nghiệm chất lượng sâm này hoàn toàn độc lập với bảo tàng và bộ phận sản xuất, nhiều hiện vật và lô sản phẩm giá trị lớn nhưng qua kiểm tra không đạt đều phải loại bỏ. "Phải trả lại đúng giá trị cho hai loại sâm quốc bảo. Phải bảo vệ người trồng, người kinh doanh sâm Việt chân chính và người tiêu dùng. Vì thế, chỉ có cách mọi việc phải được minh bạch. Tôi thiết lập Trung tâm "Minh bạch sâm" với khát khao như vậy", ông Việt lý giải.

Một "cuộc chơi lớn" mà ông Việt dự định sắp tới là thiết kế tour du lịch theo "con đường sâm Việt" và xây dựng được một trung tâm sâm Việt theo mô hình của Hàn Quốc. Theo tìm hiểu của ông, Trung tâm Nhân sâm Hàn Quốc là một địa chỉ du lịch của nhiều du khách khi đến xứ sở kim chi. Tại đây có khu trồng trọt, bày bán, giới thiệu những sản phẩm nhân sâm với quy mô rất lớn. "Phải học cái hay của thiên hạ và phải vì sự phát triển chung của sâm Việt. Nếu vì lợi ích nhóm, vì sự tư lợi cá nhân thì biết bao giờ sâm quốc bảo mới phát triển xứng tầm", ông Việt trăn trở.

"Chúng tôi sẽ dồn hết tâm huyết hiện thực hóa giấc mơ đưa sâm quốc bảo trở thành các sản phẩm phổ biến có chất lượng cao để nhiều người Việt có thể mua dùng và tiến tới xuất khẩu", ông Nguyễn Tấn Việt chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.