Hà Tĩnh, Quảng Ninh và TP. Quy Nhơn có chỉ số nóng bức đạt mức nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 24-8, chỉ số nóng bức (Heat-Index) tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Tĩnh và TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đạt mức nguy hiểm (41-54). Người dân dễ bị say nắng, kiệt sức vì nóng, thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu hoạt động kéo dài ở ngoài trời nắng mà không có đồ bảo hộ. 
Người dân cần mang đồ bảo hộ đầy đủ khi đi dưới trời nắng nóng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Ảnh: SKĐShời tiết nắng nóng
Người dân cần mang đồ bảo hộ đầy đủ khi đi dưới trời nắng nóng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Ảnh: SKĐSO
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng còn khiến chỉ số nóng bức tại một số tỉnh, thành phố đạt mức đặc biệt cẩn trọng (31-41) gồm: Thủ đô Hà Nội, TP. Đà Nẵng, quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), TP. Hồ Chí Minh và TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Ở mức nhiệt này, người dân có khả năng bị chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời hoặc hoạt động thể chất kéo dài. 
Chỉ số nóng bức được xếp theo 5 cấp độ: dưới 27 là an toàn, 27-32 là cẩn trọng, 32-41 là đặc biệt cẩn trọng, 41-54 là mức nguy hiểm, trên 54 là cực kỳ nguy hiểm.
Theo Wikipedia, chỉ số nóng bức là một chỉ số kết hợp nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong các khu vực bóng râm để ấn định nhiệt độ tương đương theo cảm nhận của con người, về mức độ nóng bức mà người ta cảm nhận được. Chẳng hạn khi nhiệt độ là 32 độ C (90 độ F) với độ ẩm tương đối 70% thì chỉ số nóng bức là 41 độ C (106 độ F). Nhiệt độ của chỉ số nóng bức này có độ ẩm hiểu ngầm (không được nhắc đến) là 20%.
Chỉ số nóng bức có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người khi lao động, làm việc trong điều kiện có nền nhiệt độ cao vào mùa hè. Cơ thể con người tự làm mát bằng sự ra mồ hôi. Tuy nhiên, nếu độ ẩm tương đối cao thì sẽ làm giảm tốc độ bay hơi. Điều này làm giảm tốc độ loại bỏ nhiệt từ cơ thể, vì thế tạo ra cảm giác nóng bức. Các cá nhân khác nhau sẽ có cảm nhận sự nóng bức khác nhau vì nhiều lý do như: sự khác biệt về hình dáng cơ thể, về trao đổi chất, khác biệt trong sự thủy hóa, thai nghén, mãn kinh, các tác động của việc dung thuốc.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cho biết, ngày 24-8, chỉ số tia cực tím cực đại tại các thành phố trên cả nước phổ biến đều ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.3-9.7), riêng TP. Hồ Chí Minh ở ngưỡng cao (6.8-7.4). 
Trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ ngày 24-8, các thành phố có chỉ số tia cực tím cực đại đạt mức nguy cơ gây hại rất cao gồm: TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là 9.0, TP. Hải Phòng là 9.2, Thủ đô Hà Nội là 9.3, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) là 9.4, TP. Đà Nẵng là 9.1, TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) là 9.2, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) là 9.7, TP. Cần Thơ là 9.4, TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau) là 9.2.
Dự báo từ ngày 25 đến 27-8, các tỉnh, thành phố ở Bắc Bộ và Trung Bộ có chỉ số tia cực tím cực đại giảm xuống mức nguy cơ gây hại trung bình (3.0-5.0) vào ngày 26-8 trước khi tăng trở lại ngưỡng cao đến rất cao (6.0-9.0). Trong khi đó, khu vực Nam Bộ và TP. Nha Trang duy trì chỉ số này ở mức cao (6.0-8.0) trong 2 ngày 25 và 26-8, sau đó tăng lên mức rất cao (9.0-10.0) ở ngày 27-8.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh các tác hại của tia cực tím và đề phòng sốc nhiệt do nóng bức, người dân khi làm việc ngoài trời nắng cần trang bị đồ dùng chống nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính…; luôn uống bù đủ nước để làm mát cho cơ thể.
Thang bảng đo chỉ số tia cực tím quy định, từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao. Ở mức rất cao, tia cực tím có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp liên tục trong 25 phút. Chỉ số từ 11 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, gây nguy cơ làm tổn thương da, bỏng mắt nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút nếu không được bảo vệ.
TRẦN ĐỨC (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Ngày và đêm 27/6, nhiều địa phương, đặc biệt khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to tập trung vào chiều tối và đêm, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chiều tối và tối 27/6, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Theo dự báo, ngày 25/6, vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông và có xu hướng mạnh lên trong những ngày tới. Trên đất liền, mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại vùng trũng.

Thời tiết ngày 24/6: Miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa, nhiều nơi mưa to

Thời tiết ngày 24-6: Miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa, nhiều nơi mưa to

Ngày 24-6, khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 80 mm. Mưa tập trung vào sáng sớm, chiều tối và đêm.Chiều và tối 24-6, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Từ ngày 19 đến ngày 23-6, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại 2 huyện Hữu Lũng và Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập, nhiều tài sản thiệt hại, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

null