Giữ mãi tiếng đàn goong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ bao đời nay, tiếng đàn goong trong trẻo vẫn vang mãi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hay lễ hội của người Bahnar ở huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai). Đó không chỉ là món ăn tinh thần, thêm chất xúc tác cho mỗi cuộc vui mà còn níu giữ bản sắc, bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo.
Chiều tắt nắng, trước hiên nhà sàn, già Đinh Du (làng Hven, thị trấn Đak Pơ) ngồi dựa lưng vào bức tường thưng liếp tre, thả hồn theo tiếng đàn goong khi trầm ấm, khi vút cao, thánh thót. Lúc sau, người con rể cầm một cây đàn goong khác ra ngồi bên cạnh và cùng hòa điệu với già Du. Tiếng đàn trong trẻo bay theo gió gợi niềm thích thú cho nhiều người. Đám trẻ con trong làng kéo nhau đến trước cổng ngó nghiêng, nghe đàn. 
Chuyện trò với chúng tôi, già Du bảo biết chơi đàn goong từ khi còn là một cậu bé. Thuở ấy, thấy đám thanh niên trong làng dạy nhau chơi, già Du lân la theo học. Nhờ đó, càng ngày già đánh đàn càng hay, nức tiếng trong làng. Sau khi rành rỏi, già bắt đầu mày mò học làm, sửa chữa đàn goong. Bây giờ, ở làng Hven, già Du là một trong số ít người vừa biết chơi lại vừa biết chế tác và sửa chữa đàn goong.
“Vật liệu chính để làm đàn là cây lồ ô và quả bầu khô. Đầu tiên phải khoan lỗ để cắm chốt mắc dây đàn bằng thanh tre chẻ nhỏ, vót tròn. Các chốt này ngoài tác dụng mắc dây đàn thì còn để điều chỉnh cao độ. Còn phần dưới thì chúng tôi gắn quả bầu khô đã cắt gọt phần đáy. Tiếp đó, người làm đàn sẽ mắc dây từ chốt rồi kéo đến phần gắn quả bầu sao cho thẳng thớm. Dây đàn thường là phanh xe đạp hoặc mua dây đàn guitar. Ngày trước, phải vài ngày mới xong 1 cây đàn goong, bây giờ thì chỉ cần 2 tiếng là tôi làm xong. Lâu nay, tôi vẫn truyền dạy đánh loại đàn này cho thanh niên trong làng. Mục đích là để bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình”-già Du thổ lộ.
Già Đinh Du chỉnh lại cao độ cây đàn Goong của gia đình. Ảnh: Nguyễn Hiền
Ở làng Hven (thị trấn Đak Pơ), ông Đinh Du là một trong số ít người vừa biết chơi lại vừa biết chế tác và sửa chữa đàn goong. Ảnh: Nguyễn Hiền
Đam mê nhạc cụ của dân tộc, hơn 10 năm trước, anh Đinh Văn Rôn (trú làng Hven) đến nhờ già Du dạy chơi đàn goong. Anh Rôn bộc bạch: “Mình cũng thích nghe nhạc hiện đại nhưng không bằng các bản nhạc được chơi bằng nhạc cụ của người Bahnar là goong, t’rưng, k’ni… Hồi mới học, ham lắm, tối nào mình cũng qua nhờ già Du chỉ dạy. Hiện nay thì mình chơi tốt rồi, đã truyền dạy cho con cháu biết đánh nhạc cụ này. Mình muốn chúng nó giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc Bahnar”.
Ở làng Leng Tô (thị trấn Đak Pơ), ông Đinh Klanh nức tiếng với tài chơi đàn goong. Ông từng nhiều lần tham gia biểu diễn tại Hội thi Văn hóa-Thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ. Mỗi bản nhạc được thể hiện bằng tiếng đàn goong của ông Klanh đều mang đến cho người nghe nhiều xúc cảm. “Đàn goong được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như tre nứa, quả bầu. Do đó, mỗi khi chơi, nó thể hiện âm thanh mộc mạc của núi rừng, phù hợp với ca từ trong bài dân ca của người Bahnar chúng tôi”-ông Klanh bộc bạch.
Ông Đinh Klanh chơi đàn goong. Ảnh: Nguyễn Hiền
Ông Đinh Klanh chơi đàn goong. Ảnh: Nguyễn Hiền
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Hiền-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Pơ-cho biết: “Hiện nay, hầu hết các làng ở trên địa bàn huyện còn lưu giữ đàn goong. Từ năm 2016 đến nay, chúng tôi đã 3 lần tổ chức Hội thi Văn hóa-Thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ và có phần thi diễn xướng nhạc cụ truyền thống, góp phần bảo tồn những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, nhất là hoạt động chế tác, diễn xướng đàn goong. Tới đây, khi dịch Covid-19 được khống chế, chúng tôi sẽ triển khai thêm một số hoạt động để bảo tồn giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn”.
THIÊN DI - NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.