Giống chanh dây Đức Điền đồng hành cùng nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước thực trạng giống chanh dây trôi nổi, không rõ nguồn gốc, thật giả lẫn lộn, việc chọn được giống cây có chất lượng tốt sẽ giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Lần đầu tham gia cùng nhóm bạn trồng chanh dây với quy mô lớn, ông Nguyễn Phi Hùng (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) đã dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn loại cây giống. Sau đó, ông tham khảo ý kiến bạn bè, những người trồng chanh dây lâu năm và quyết định chọn giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền do Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp SeSan Gia Lai (lô c27-c28 Cụm Công nghiệp Diên Phú, TP. Pleiku) sản xuất và cung ứng.

Ông Nguyễn Phi Hùng (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) tiếp tục chọn giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền để trồng thêm khoảng 12 ha. Ảnh: M.P

Ông Nguyễn Phi Hùng (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) tiếp tục chọn giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền để trồng thêm khoảng 12 ha. Ảnh: M.P

Cuối năm 2022, ông Hùng xuống giống gần 7,5 ha chanh dây. Hiện nay, vườn chanh dây đang cho thu hoạch lứa đầu tiên, năng suất khoảng 40 tấn/ha. Dự kiến lần thu hoạch chính vụ đạt từ 50 đến 70 tấn/ha/năm. Theo ông Hùng, giống chanh dây này khi trồng đạt tỷ lệ sống cao, hao hụt thấp, cây sinh trưởng khỏe, năng suất vượt trội, chất lượng quả đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Đặc biệt, hướng đến mục tiêu sản xuất nông nghiệp sạch, cung ứng cho thị trường châu Âu cũng như góp phần xây dựng thương hiệu Chanh dây Việt Nam, ông chọn trồng vườn chanh dây theo phương pháp hữu cơ.

Hiện nay, giá quả chanh dây tuy đang ở mức thấp (giá bán 6.000 đồng/kg chanh xô và 25.000 đồng/kg loại đạt chuẩn xuất đi thị trường châu Âu) nhưng ông Hùng vẫn tiếp tục chọn giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền để xuống giống trên diện tích khoảng 12 ha, mức đầu tư 250 triệu đồng/ha. “Thời điểm này, thị trường biến động khó lường, lợi nhuận không cao nên chúng tôi tập trung nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật chăm sóc để tăng năng suất và xây dựng mã vùng trồng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hy vọng thời gian tới, giá chanh dây sẽ tăng trở lại”-ông Hùng cho biết.

Hơn 2 năm trước, gia đình chị Đinh Thị Lợi (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) trồng từ 2 đến 3 loại giống chanh dây khác nhau nhưng tỷ lệ đậu quả thấp, chất lượng không cao. Từ năm 2021 đến nay, chị chọn giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền để trồng trên diện tích 4 ha. Chị Lợi rất hài lòng khi chọn trồng giống chanh dây này, bởi tỷ lệ cây sống rất cao, cây phát triển khỏe, ít sâu bệnh, lại cho năng suất rất cao. Quan trọng hơn là giá cây giống cũng phù hợp với túi tiền của người dân; vườn cây luôn đạt sản lượng ổn định từ 50 đến 70 tấn/ha/năm.

Theo tính toán của chị Lợi, thu nhập từ trồng chanh dây cao hơn so với một số loại cây khác như: cà phê, điều, hồ tiêu… Đầu tư 1 ha chanh dây tốn khoảng 100 triệu đồng nhưng sau tầm 7 tháng, vườn cây bắt đầu cho thu hoạch. Với giá như hiện nay (6.000 đồng/kg chanh xô) người dân vẫn có lãi, còn nếu giá cao hơn thì lợi nhuận sẽ tăng cao.

Dù giá quả chanh dây đang ở mức thấp nhưng ông Nguyễn Phi Hùng (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vẫn tiếp tục chọn giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền để trồng thêm khoảng 12 ha. Ảnh: Minh Phương

Dù giá quả chanh dây đang ở mức thấp nhưng ông Nguyễn Phi Hùng (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vẫn tiếp tục chọn giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền để trồng thêm khoảng 12 ha. Ảnh: Minh Phương

Theo bà Võ Trần Bích Hạnh-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp SeSan Gia Lai: Giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao, phát triển đồng đều và cho quả nhiều, to, đều màu, vỏ cứng. Chính vì tính năng vượt trội này, giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền đã có mặt khắp các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ, khu vực Tây Bắc và đặc biệt là ở các nước bạn Lào, Campuchia. Việc cây giống đảm bảo các yếu tố về chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, chứng nhận sạch bệnh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sẽ giúp người dân yên tâm lựa chọn để đưa vào sản xuất.

Bà Hạnh khẳng định: Khi mua cây giống Đức Điền, bà con nông dân được đội ngũ nhân viên của Công ty tư vấn tận tình về cách trồng cũng như chăm sóc trong suốt quá trình từ lúc trồng đến khi thu hoạch. “Trước những biến động của thị trường giá cả, chúng tôi cam kết bao tiêu đầu ra theo giá thị trường bằng hợp đồng rõ ràng để bà con yên tâm canh tác, thấp nhất là 4.500 đồng/kg đối với những vườn trồng từ 10 thùng trở lên. Mục tiêu của Công ty là giúp người dân tiếp cận nguồn giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng. Còn việc thị trường chanh dây lúc lên lúc xuống là chuyện bình thường, việc cần tập trung là làm sao để tăng năng suất và giảm mọi chi phí thông qua việc lựa chọn giống cây trồng có giá cả vừa phải nhưng chất lượng luôn được đảm bảo”-bà Hạnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null