Người tiên phong ươm giống chanh dây thực sinh ở Nghĩa Hưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Anh Trần Ngọc Thắng (thôn 4, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong ươm giống chanh dây thực sinh ứng dụng công nghệ cao ở địa phương. Từ mô hình này, anh đã cung cấp cây giống chanh dây thực sinh chất lượng cho nông dân trên địa bàn, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi lứa.

Vốn là kỹ sư nông nghiệp và đam mê nghiên cứu các loại cây trồng, đầu năm 2023, anh Trần Ngọc Thắng đã chuyển đổi 600 m2 đất trồng cà phê của gia đình sang làm nhà lồng ươm cây giống chanh dây thực sinh ứng dụng công nghệ cao. Anh đầu tư làm nhà lồng, giàn ươm cây giống, mua hạt giống đúng chuẩn, giá thể nhập từ Đan Mạch với tổng kinh phí trên 400 triệu đồng. Anh Thắng cho biết: Chanh dây thực sinh được ươm từ hạt, sử dụng làm gốc ghép chồi phục vụ cho vườn ươm hoặc bà con có nhu cầu trồng chanh dây thực sinh sau đó ghép cải tạo. Hạt giống để ươm được tuyển chọn kỹ nên cây có bộ rễ khỏe, thân mập, kháng sâu bệnh tốt. “Để có cây giống tốt, tôi tiến hành xử lý sâu bọ chích hút, các loại nấm lá, nấm rễ, nấm thân định kỳ; đồng thời, tăng cường bộ rễ bằng các loại phân bón đa, trung, vi lượng. Sau 2-3 tuần, hạt giống bắt đầu nảy mầm. Cây con được đặt trong nhà màng và điều tiết nước, ánh sáng phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Đến tuần thứ 8, khi cây cao 10-15 cm thì chọn cây khỏe để xuất bán”-anh Thắng chia sẻ.

Anh Trần Ngọc Thắng (bìa trái) hướng dẫn quy trình chăm sóc giống chanh dây thực sinh ứng dụng công nghệ cao cho người dân. Ảnh: Mai Ka

Anh Trần Ngọc Thắng (bìa trái) hướng dẫn quy trình chăm sóc giống chanh dây thực sinh ứng dụng công nghệ cao cho người dân. Ảnh: Mai Ka

Hiện nay, việc nhân giống cây chanh dây chủ yếu vẫn dùng phương pháp ghép chồi. Ngoài phần chồi ghép lấy từ cây mẹ, người dân cần có một gốc ghép khỏe mạnh, có thể là cây chanh dây trưởng thành hoặc cây mới ươm từ hạt. Tuy nhiên, để có giống chanh dây thực sinh đạt chuẩn, anh Thắng đã triển khai mô hình ươm trong nhà lồng giúp cây phát triển đồng đều, khỏe mạnh và dễ theo dõi, xử lý các loại sâu bệnh.

Tháng 5-2023, anh Thắng xuất bán lứa đầu tiên được 30.000 cây giống với giá 5.000 đồng/cây, thu về 150 triệu đồng. Với chu kỳ từ khi gieo hạt đến khi xuất bán là 55-60 ngày, mỗi năm, anh có thể xuất bán 6 lứa cây giống. Đến nay, ngoài cung cấp cây giống chanh dây thực sinh cho người dân, anh Thắng còn liên kết cung cấp giống cho một số hợp tác xã nông nghiệp.

Tin tưởng đặt mua giống chanh dây thực sinh từ vườn ươm của anh Thắng, ông Bùi Hữu Minh (thôn 2, xã Nghĩa Hưng) cho biết: “Gia đình tôi quyết định chuyển đổi 2 sào cà phê kém hiệu quả sang trồng chanh dây. Sau khi tìm hiểu, tôi thấy giống chanh dây thực sinh ứng dụng công nghệ cao của anh Thắng đạt tiêu chuẩn. Do tâm lý nông dân chúng tôi rất sợ mua phải giống trôi nổi, kém chất lượng nên khi trên địa bàn xã có vườn ươm giống chất lượng cao này, chúng tôi rất yên tâm. Được anh Thắng hỗ trợ về kỹ thuật ghép chồi chanh dây vào cây giống thực sinh, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, hiện vườn cây của tôi đang sinh trưởng, phát triển rất tốt”.

Anh Trần Ngọc Thắng chăm sóc vườn chanh dây thực sinh ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Mai Ka

Anh Trần Ngọc Thắng chăm sóc vườn chanh dây thực sinh ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Mai Ka

Ông Nguyễn Văn Dư-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng-cho hay: Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, Hội thường xuyên vận động, hướng dẫn hội viên ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả, trong đó có mô hình ươm giống chanh dây thực sinh trong nhà lồng của anh Thắng.

“Mô hình của anh Thắng đã giúp hội viên nông dân trên địa bàn xã thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp. Từ đó, bà con tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, mang lại thu nhập, cải thiện đời sống. Không những là người tiên phong ươm giống chanh dây thực sinh trên địa bàn xã mà anh Thắng còn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cây trồng với mong muốn giúp người dân nâng cao thu nhập”-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null